Thanh Chương

Di sản Hồi giáo còn sót lại của Mali một lần nữa đối mặt nguy cơ

08/12/2015 08:54

Theo dõi trên

Có nhiều lo ngại rằng các phần tử cực đoan Hồi giáo đang cố gắng xóa sổ hoàn toàn bộ sưu tập bản thảo còn sót lại sau cuộc “càn quét” 3 năm trước tại Timbuktu.



 Bộ sưu tập bản thảo của Timbuktu thể hiện những tri thức vô giá còn lại của thế giới Hồi giáo (Source: The Guardian)

Năm 2012, những kẻ cực đoan đã đốt cháy khoảng 3.000 trong tổng số 40.000 bản thảo cổ của Timbuktu- một di sản vô giá và phong phú của Mali và vùng Sahel. Sau đó, chúng đã được bí mật chuyển ra khỏi khu vực các phần tử cực đoan thống trị tại Timbuktu để tới thủ đô của đất nước Mali là Bamako.

Những di sản này không được triển lãm rộng rãi mà được bảo vệ ở những nơi bí mật. Tuy nhiên, hiện nay quá trình bảo tồn chúng đang đối mặt với nhiều mối đe dọa mới.

Vụ tấn công giết người gần đây tại khách sạn Radisson Blu đã cho thấy Bamako không nằm ngoài tầm với của những phần tử Hồi giáo thánh chiến và gia tăng quan ngại họ sẽ cố gắng xóa sổ sổ bản thảo cổ còn lại.

Kế hoạch ban đầu là sau khi hoạt động quân sự của Pháp diệt trừ được Al-Qaeda và các đồng minh của chúng, các quyển sách cổ sẽ được trả lại cho Timbuktu. Nhưng điều đó không còn là một lựa chọn khi xung đột nhen nhóm trở lại.

Các phần tử Hồi giáo cực đoan không phải là mối đe dọa duy nhất với kho báu này, bao gồm những tri thức quý giá về tôn giáo, lịch sử, triết học, thiên văn học, y học và pháp luật.

Hoạt động tội phạm gia tăng khi nền kinh tế Mali tiếp tục suy giảm, những di sản này sẽ là nguồn lợi nhuận quý giá cho các băng nhóm có thể rao bán chúng qua các đại lí tư nhân và tuồn chúng qua nước ngoài để nhận được giá cao. Một khi rơi vào “chợ đen”, bộ sưu tập này sẽ biến mất mãi mãi, các nhà bảo tồn bản thảo đã chỉ ra.

Bộ sưu tập đang được lưu giữ tại Bamako. Phần lớn nhất, khoảng 27.000 cuốn được bảo vệ tại 1 ngôi nhà 2 tầng vùng ngoại ô, nơi Viện Ahmed Baba - một trung tâm nổi tiếng của giới học thuật Hồi giáo được di dời từ Timbuktu.

Mặc dù nhận được sự bảo tồn rõ ràng và sự chú ý của những người phụ trách, nhưng trong điều kiện bảo tồn yếu kém và số tài liệu khổng lồ, một số nhà phân tích ước tính lên đến 40% bản thảo đã bị hư hỏng.

Các nguyên nhân ban đầu là nước mưa thấm qua mái nhà bị rò rỉ. Nhưng mặc dù đã được sửa chữa, bụi và nhiệt độ cao đã làm mờ nhiều thư pháp đẹp trong khi nhiều trang giấy bị dính vào nhau do độ ẩm cao và côn trùng gây hại cắn xuyên qua chất dán.

"Tôi rất lo lắng những bản thảo này đã bị ảnh hưởng, nó là một điều rất đáng tiếc", tiến sĩ Abdoulkadri Idrissa Maiga, Giám đốc Học viện cho biết. "Các điều kiện thời tiết ở Bamako không phù hợp để bảo tồn chúng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Mali, UNESCO đã vận động các cơ quan có thẩm quyền thuộc các nước láng giềng của Mali để huy động sự ủng hộ của họ trong việc ngăn ngừa nguy cơ buôn bán các sản phẩm văn hóa của đất nước, trong đó có các bản thảo cổ.

Theo M.H (Di Sản Xanh)

Bạn đang đọc bài viết "Di sản Hồi giáo còn sót lại của Mali một lần nữa đối mặt nguy cơ" tại chuyên mục Văn hóa - Văn nghệ. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.