.jpg)
GS Hoàng Chương phát biểu tại lễ kỷ niệm 18 năm thành lập
Được một số cơ quan của Đảng và Chính phủ ủng hộ, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Nghệ thuật Dân tộc được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, lúc là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, anh Tô Tử Hạ, Phó ban Tổ chức Chính phủ, chị Trần Thị Tâm Đan và nhà văn Thanh Hương, lãnh đạo Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội ký ủng hộ cho ra đời.
Còn nhớ, ngày ra mắt Trung tâm (1/6/ 2000), nhiều văn nghệ sĩ lớn như: Nhà thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhà văn Sơn Tùng, NSND Đào Mộng Long, nhà viết kịch Học Phi, nhà nghiên cứu Mịch Quang, nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà văn Thanh Hương, các TS Đoàn Thị Tình, Nguyễn Cát Điền... và đông đảo văn nghệ sĩ tri thức ở thủ đô Hà Nội… đã tới dự, ủng hộ tâm huyết của chúng tôi và mong muốn Trung tâm sẽ hoạt động mở rộng ở nhiều lĩnh vực văn hóa chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghệ thuật sân khấu.
Tiếp theo, Tạp chí Văn hiến Việt Nam - Diễn đàn của Trung tâm cũng ra đời, thực hiện nhiệm vụ giới thiệu quảng bá những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giao lưu hội nhập hôm nay. 3 năm sau ngày thành lập, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng đã tặng Bằng khen cho Trung tâm. Buổi lễ kỷ niệm long trọng tại hội trường Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa - Thông tin và chính thức công bố mở rộng phạm vi hoạt động trên tất cả các lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Được sự ủng hộ của đồng chí Nguyễn Khoa Điềm (khi đó là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư TƯ, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TƯ), nhạc sĩ Trần Hoàn, họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch và Phó Chủ tịch LHVHNTVN, GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, GS Hồ Uy Liêm, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, nhà văn Thanh Hương - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Quốc hội, Trung tâm đã trở thành thành viên duy nhất về khoa học nhân văn thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với tên gọi mới là Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.
Vừa mới ra đời (01/06/2001), Trung tâm đã tổ chức hội thảo “Bác Hồ với Đào Tấn”, nhà văn Sơn Tùng thuyết trình rất hấp dẫn, tiếp theo Trung tâm lại tổ chức tọa đàm khoa học về nội dung Văn hiến Việt Nam do Báo An ninh thế giới tài trợ. Nhiều nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ tên tuổi tham dự như: Hà Xuân Trường, Học Phi, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Trinh, Nguyễn Nam Khánh… Cuộc tọa đàm rất sôi nổi, cuối cùng đi tới kết luận một định hướng phát triển cho Trung tâm và Tạp chí Văn hiến Việt Nam.
Tiếp theo, Trung tâm tổ chức hội thảo nghệ thuật cung đình Huế và năm 2002 liên kết với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức hội thảo quốc tế: Mối quan hệ văn hóa truyền thống Việt Nam - Hàn Quốc và liên kết với Viện âm nhạc Việt tại Hoa Kỳ tổ chức hội thảo quốc tế “Âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam và các nước Á, Âu”. Trung tâm liên kết với tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo “Văn hóa Tây Sơn Bình Định”… Trung tâm liên kết với tỉnh Hà Tây tổ chức hội thảo khoa học: Văn hiến Hà Tây truyền thống và hiện đại, liên kết với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo “Văn hiến Hà Tĩnh truyền thống và hiện đại”, liên kết với Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức hai hội thảo: Nghệ thuật Tuồng với khán giả trẻ, Nghệ thuật Tuồng với đề tài nước ngoài.
Tiếp theo Trung tâm liên kết với tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội thảo khoa học: “Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại”, liên kết với Sở Văn hóa - Thông tin Hưng Yên tổ chức hội thảo khoa học “Văn hiến Hưng Yên truyền thống và hiện đại”.
Từ năm 2003, Liên Hiệp Hội luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm hoạt động có hiệu quả và vững mạnh. Nhớ lúc buổi đầu thành lập, Trung tâm chỉ có hơn 10 người, nhưng 15 năm qua, Trung tâm đã hoạt động tích cực và trở thành nơi hội tụ đông đảo giới trí thức khoa học xã hội, văn nghệ sĩ tâm huyết với văn hóa dân tộc, trong đó phải kể tới sự đóng góp của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS. AHLĐ Vũ Khiêu, NNC lão thành Mịch Quang, GS Trần Bảng, GS Hoàng Châu Ký, GS Trường Lưu, GS Hoàng Trinh, GS.VS Hồ Sĩ Vịnh, GS Trần Nghĩa, các PGS Tất Thắng, Đặng Việt Bích, Đoàn Thị Tình, Nguyễn Thị Minh Thái, các tiến sĩ Phạm Việt Long, Nguyễn Minh San, Nguyễn Cát Điền, nhà văn Thanh Hương, nhà báo Nguyễn Thế Khoa, các nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ, Văn Sử, Văn Trọng Hùng… Các NSND Đặng Nhật Minh, Phạm Thị Thành, Đàm Liên, Tâm Chính, Lê Hùng, Bạch Tuyết, Lê Huy Quang, NSƯT Nguyễn Thế Phiệt, các nhà báo, nghệ sĩ, nhà văn Nguyễn Hoàng Mai, Bằng Thái, Văn Sử, Đức Lượng, Trung Đông, Đặng Đức Duy, Trần Đức Trung, Võ Thành Tân, Lê Thành Chơn, Trầm Hương, Hoàng Minh Nhân, Lê Tấn Minh, Trần Quang Tuấn, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Vân, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm và các GS.TS ở nước ngoài như Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết Phong, Đinh Đức Hữu, Thái Kim Lan và các doanh nhân trong nước như Vũ Văn Đông, Ngô Ngọc Tuân, Nguyễn Bích Hồng – Đại diện khu vực Việt bắc… cũng là những thành viên tự nguyện đến với Trung tâm.
Thậm chí, cả nữ danh cầm piano Mỹ Margaret Bartreseur cũng tự nguyện tham gia vào Trung tâm và hỗ trợ kinh phí cho Trung tâm hoạt động thời kỳ đầu còn khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất.
Nhìn lại 18 năm qua, Trung tâm có quyền tự hào về sự phát triển lớn mạnh và số lượng hội viên đã lên tới hàng trăm người và nhiều đơn vị trực thuộc: Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát huy âm nhạc dân tộc, Hội thơ Đường luật Việt Nam, Tập đoàn truyền thông Quốc gia, Công ty Văn hóa Hà Nội, Nhạc đường Bá Phổ, Múa rối nước Phan Thanh Liêm, Trung tâm Quan họ Bắc Ninh, Bắc Giang, CLB Mười nhớ, Đoàn nghệ thuật dân gian Việt Nam, Câu lạc bộ Chầu văn, Trung tâm xúc tiến quảng bá nghệ thuật dân tộc... Các cơ quan đại diện tại miền Trung và Tây Nguyên, ở TP Hồ Chí Minh, ở Bình Định. Trung tâm còn có Chi hội Nhà báo hơn 20 người và Chi hội Sân khấu hơn 20 người hoạt động tích cực.
18 năm là khoảng thời gian chưa phải là dài, nhưng Trung tâm và Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam, đã làm được rất nhiều việc, tạo được những dấu ấn tốt trong đời sống xã hội. Bằng tất cả sự cố gắng và lòng nhiệt tình không biết mệt mỏi, Trung tâm đã liên kết với các bộ, ban, ngành và một số tỉnh, thành phố để làm các công trình về văn hóa như liên kết với các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hưng Yên, Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tây (cũ), Cần Thơ nghiên cứu về văn hiến và danh nhân của các tỉnh, liên kết với các nhà hát nghệ thuật truyền thống tổ chức nghiên cứu và bảo tồn nghệ thuật dân tộc, liên kết với Bộ VH, TT&DL, Cục Nghệ thuật Biểu diễn thực hiện “Dự án sân khấu học đường” liên tục trong 18 năm qua, Trung tâm cũng đã phục hồi nghệ thuật Bài Chòi trên miền Bắc.
Phục hồi nghệ thuật hát Xẩm. Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với một số nhà xuất bản, một số địa phương để in ấn, phát hành trong toàn quốc một số cuốn sách, tài liệu nghiên cứu về văn hóa, văn hiến của một số địa phương, về nghệ thuật truyền thống dân tộc được dư luận hoan nghênh. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, hàng năm Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam vẫn cấp kinh phí để trung tâm thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, nghiên cứu về nghệ thuật múa rối, hát quan họ, danh nhân Đào Tấn, nghệ thuật cải lương.
Với những thành quả đạt được. Trung tâm được đánh giá là một trong những đơn vị mạnh của Liên hiệp hội và cá nhân người đứng đầu Trung tâm cũng được bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt xuất sắc về lao động sáng tạo của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam năm 2010.
Trung tâm được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao Động và Thủ tướng tặng nhiều Bằng khen. Tháng 3 năm 2011, 9 cơ quan ngành Trung ương đã đến tìm hiểu học tập kinh nghiệm ở Trung tâm về cách quy tụ tài năng và sử dụng tài năng, trong thi đua.
Cơ quan ngôn luận của Trung tâm là Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã ngày càng mở rộng, khi mới ra đời chỉ xuất bản 1 kỳ/tháng, nay đã xuất bản 3 kỳ/tháng, và ra mắt tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam được các cấp lãnh đạo, giới trí thức và đông đảo nhân dân quan tâm đón nhận nhiệt tình và đánh giá cao về nội dung cũng như hình thức.
Mừng thủ đô 1000 tuổi, Trung tâm đã thực hiện dự án phục hồi hát xẩm Hà thành, đưa đàn lạc cầm Mác Tuyên ra biểu diễn chào mừng Đại lễ và thực hiện tuyển tập kịch bản 1300 trang về Bình Định - Tây Sơn với Thăng Long - Hà Nội, tổ chức thành công Đêm “hò sông nước” ba miền tại TP Cần Thơ.
Trong 18 năm qua, không chỉ quảng bá nghệ thuật văn hóa dân tộc ở trong nước, Trung tâm còn được một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức... đến trung tâm tìm hiểu và mời sang nước bạn giới thiệu về nghệ thuật dân tộc. Bằng uy tín và thương hiệu của mình, từ năm 2010 cho tới nay, Trung tâm đã đảm nhiệm thêm trọng trách thực hiện Dự án “Đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hình thức văn học nghệ thuật” góp phần vào việc tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông, an toàn giao thông của đất nước, xây dựng nét đẹp văn hóa của người tham gia giao thông, tạo nên ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT và tạo ra nếp sống văn hóa văn minh cao trong tham gia giao thông của cộng đồng, làm ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đã dàn dựng hàng chục vở kịch phát trên truyền hình hàng chục đĩa ca nhạc dân tộc tuyên truyền về VHGT, đã phát động thiếu nhi toàn quốc vẽ tranh về VHGT, hàng năm có hàng nghìn bức tranh được tuyển chọn và tổ chức triển lãm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để tuyên truyền sâu rộng về VHGT, xuất bản nhiều sách về VHGT.
Với ý nghĩa ấy mà dự án Văn hóa giao thông do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam thực hiện đã thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ, trí thức và nhân dân cả nước, như đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia…
Trong chương trình nghiên cứu dài hạn, Trung tâm đặc biệt quan tâm về đề tài lãnh tụ Cách mạng và danh nhân văn hóa, vì vậy mà những hội thảo “Bác Hồ với Văn hóa dân tộc”; “Tổng Bí thư Lê Duẩn với Văn hóa dân tộc”; “Phạm Văn Đồng với Văn hóa dân tộc”… được tổ chức rất trọng thể, quy mô, những danh nhân văn hóa lịch sử, những nghệ sĩ lớn như Quang Trung - Nguyễn Huệ, Đào Tấn, Nguyễn Diêu, Lê Đại Cang, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Tống Phước Phổ, Hoàng Châu Ký… hoặc những học giả đương thời như GS Anh hùng lao động Vũ Khiêu, nhà nghiên cứu, soạn giả lão thành Mịch Quang, nhà văn Học Phi… cũng đã tổ chức hội thảo khoa và in ấn thành kỷ yếu để công bố rộng rãi. Hàng chục công trình nghiên cứu của các chuyên gia ở Trung tâm đã xuất bản và phát hành như: Nghệ thuật tuồng Bắc”, Đi tìm vẻ đẹp sân khấu dân tộc, Bài chòi và Dân ca kịch Liên khu V, Đào Tấn 100 năm nhìn lại, Tài năng và sử dụng tài năng, Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại, Trần Hưng Quang tuồng và võ, Nghệ thuật Múa rối nước, Đi tìm cội nguồn Quan họ, 100 năm nghệ thuật Cải lương, Nghệ thuật Bài chòi, Nghệ thuật tuồng trong cuộc sống hôm nay, GS Vũ Khiêu 100 năm tình bạn, Văn hiến Hà Tĩnh, Văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại, Tây Sơn Nguyễn Huệ với Thăng Long, Văn hóa Tây Sơn và Bình Định, Nghệ thuật Phật giáo…
Tổng Giám đốc Trung tâm NCBT&PHVHDT Việt Nam