Đề nghị Văn hóa Sa Huỳnh là di tích quốc gia đặc biệt

Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa khảo cổ thuộc thời đại kim khí có hình thức táng cơ bản là mộ chum được phân bổ ở không gian khá rộng từ triền Đông của dãy Trường Sơn và vươn ra các đảo gần bờ như Phú Quý, Thổ Chu.

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng ngày 2-3  có tờ trình đề nghị Bộ VH-TT&DL  xem xét trình Thủ tướng Chính Phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Văn há Sa Huỳnh.

Theo tờ trình , Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa khảo cổ thuộc thời đại kim khí có hình thức táng cơ bản là mộ chum được phân bổ ở không gian khá rộng từ phía Bắc tỉnh Quảng Bình đến phía Nam tỉnh Bình Thuận, từ triền Đông của dãy Trường Sơn và vươn ra các đảo gần bờ như Phú Quý, Thổ Chu.




Hiện vật Văn hóa Sa Huỳnh

Sở dĩ có tên gọi là Văn hóa Sa Huỳnh vì nền văn hóa này được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1909 tại làng Sa Huỳnh. Rồi cũng từ đó đã có nhiều đợt nghiên cứu của các nhà khảo cổ Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ xác định Văn hóa Sa Huỳnh  tại Sa Huỳnh bao gồm quần thể ba điểm di tích khảo cổ Long Thạnh, Phú Khương và Thạnh Đức với khá nhiều hiện vật được tìm thấy. Những hiện vật này được xác định thuộc so kỳ đồng thau, phát sinh phát triển trên dãi đất miền Trung VN chứ không phải du nhập từ ngoại lại.



Các nhà nghiên cứu xem hiện vật mộ chum khai quật ở Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Trên cơ sở này tỉnh Quảng Ngãi đã lập hồ sơ và đã được đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích văn hóa quốc gia.

Căn cứ Luật di sản và công văn hướng dẫn của Bộ Văn hóa ngày 11-3-2014, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục lập hồ sơ đề nghị công nhân là di tích quốc gia đặc biệt.


V.Quý

Nguồn: Pháp Luật TP.HCM

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/de-nghi-van-hoa-sa-huynh-la-di-tich-quoc-gia-dac-biet-a9023.html