Nghệ nhân Hà Thuấn với việc bảo tồn làn điệu hát Then

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về Hát Then ngay từ thủa lọt lòng ông đã được những làn điệu Hát Then du dương bên những giấc ngủ của ông và rồi lớn lên ông trở thành người yêu Hát Then từ lúc nào không ai hay biết nữa.

Ngay từ khi nghệ nhân Hà Thuấn nhận thức được vấn đề hát Then đang cần được được bảo vệ nghệ nhân Hà Thuấn đã bỏ rất nhiều công sức để sưu tầm các bài Then cổ còn được lưu giữ trong bản làng của dân tộc Tày ở Xã Tân An huyên Chiêm Hóa nói riêng, trên toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung. Đồng thời nghệ nhân Hà Thuấn còn sáng tác những bài Then mới dựa trên làn điệu Then cổ của người Tày nhằm góp phần phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc mình.

Đến nay, qua mấy chục năm miệt mài cần mẫn, ông đã sáng tác được hơn 50 bài hát Then theo điệu “Tàng bôc”, “tàng nặm”, đồng thời đã có hơn 10 bài hát được ông sưu tầm và chỉnh sửa hợp với cuộc sống hiên đại ngày nay. Trong đó có những bài hát Then mới như: “Bản noong khẩu mùa nà” (bản em vào mùa), “Bản noong tỏon xuân” (Bản em đón xuân), “Ơn Đảng Bác Hồ” , “Người Tuyên Quang học theo tấm gương của Bác”....

Truyền nghê hát Then

Bảo tồn và lưu giữ những làn điệu Then của đồng bào dân tộc Tày là một trong những công việc đòi hỏi phải có lòng đam mê và tình yêu mãnh liệt với loại hình văn hoá này. Công việc dạy hát và truyền nghề hát Then của ông ban đầu đã vấp phải sự phản ứng của ngay chính các thành viên trong gia đình và bà con dân bản. Tuy nhiên, với niềm ao ước luôn cháy mãnh liệt trong ông nên công việc dạy đám trẻ học hát then đã dần thu được những kết quả khả quan. Do đó, trong mấy năm gần đây, nghệ nhân Hà Thuấn đã thường xuyên mở các lớp học đàn then, mà trước tiên là dạy trực tiếp cho con cháu trong nhà.

Có rất nhiều ngươi già, trẻ yêu thích giọng hát của hai ông cháu Hà Huy Thuấn. Bằng lòng nhiệt huyết cũng như mong muốn truyền bá làn điệu hát Then của dân tộc mình ông luôn cố gắng hết khả năng của mình trong thời gian dạy học hát cho học trò của ông, cũng ngoài giờ dạy học. Có lẽ do bon trẻ đã hiểu được tấm lòng của ông nên hàng ngày, sau những giờ lao động vất vả, đám trẻ lại quây quần bên ông để được ông uốn nắn từng thao tác khi cầm đàn cũng như cách thức thổi hồn vào từng câu hát để làn điệu then càng có dịp bổng trầm hơn, bay xa hơn mà vang vọng từ làng trên, bản dưới.



 
Tiếng lành đồn xa, từ khi có lớp học hát Then, bà con người Tày trong vùng cũng dần trở lại với thói quen dùng Then trong các sinh hoạt tín ngưỡng. Thế nên, ngoài việc truyền dạy hát Then tại nhà, hay thi thoảng Trung tâm văn hóa của tỉnh mở lớp có mời ông tới dạy thì hàng ngày, ông cũng khá “đắt sô” các dịp lễ lạt như đám hiếu, đám hỉ, đám mừng nhà mới hay các ngày hội như lễ lồng tồng, lễ lẩu Then... Từng ngày chứng kiến những thay đổi này, ông Thuấn không khỏi mừng và càng thầm nhủ phải “cố gắng hết sức để có thể bảo tồn được điệu hát Then bởi đó là niềm kiêu hãnh của đồng bào Tày với nhiều dân tộc thiểu số khác trên đất Việt”

Cách chơi đàn và cách làm đàn Tính

Ngoài việc truyền nghề hát Then ông còn truyền đạt lại cho lớp lớp cháu con nghề làm đàn Tính và cách chơi đàn Tính ma mỗi khi cất tiếng hát Then là không thể thiếu loại đạo cụ nay.

Theo nghệ nhân Hà Thuấn : “ đàn tính gồm ba phần, cần đàn, bầu đàn và dây đàn. Cần đàn tốt nhất là làm bằng gỗ cây thừng mực, vừa dai, vừa nhẹ. Bầu đàn được làm bằng quả bầu nậm để khô, có mặt bầu đàn dán gỗ vông. Dây đàn được làm bằng sợi tơ tằm trải sáp o­ng. Đàn tính đánh theo cách đánh của bộ gõ, nghe như tiếng trống và tiếng gõ phách cùng cộng hưởng. Đàn tính thường gồm 3 dây nhưng ở Tuyên Quang chủ yếu vẫn là loại 2 dây. Loại 2 dây “rề, sòn” dùng cho hát tàng bốc (đường bộ), đây là loại Then dùng cho người đi đường, phản ánh cuộc sống con người, dùng trong các lễ hội. Loại 2 dây “đồ, son” dùng cho hát tàng nặm”.

Với những bé gái nhỏ mới chừng tám, chín tuổi ông đã chế tạo cho mỗi bé gái những chiếc đàn tính nhỏ nhắn mà các em có thể cầm và chơi được.

Giữ gìn và sáng tạo văn hóa truyền thống tộc người

Bảo tồn ngôn ngữ của người Tày:Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Ngoài việc dùng để giao tiếp nó còn là tiếng nói phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

Đối với nghệ nhân Hà Thuấn ông không chỉ giữ vai trò bảo tồn riêng làn điệu hát Then mà ông còn giúpcho việc bảo vệ được tiếng nói dân tộc mình cụ thể đó là tiếng nói của dân tộc Tày tại xã Tân An huyên Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.

Ngôn ngữ - lời then, mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh, ví von.



 
Các bài hát Then cổ được ghi bằng chữ Nho rồi hát bằng tiếng Tày. Vì vậy để hát được ông đã miệt mài học chữ Nho trong một thời gian dài. Đến nay, ông có thể dịch được chữ Nho sang tiếng Tày rồi từ tiếng Tày sang tiếng phổ thông. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác các bài hát theo điệu Then mới, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ âm nhạc, văn hóa của chính đồng bào dân tộc mình.

Nội dung các khúc hát then đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc, chứa đựng tình yêu thiên nhiên (mong muốn nhân an vật thịnh, cầu cho mưa thuận gió hòa, con người mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt...), tình yêu đôi lứa, nghĩa vợ chồng, răn dạy đạo lý làm người, ca ngợi quê hương, đất nước... giai điệu mượt mà, sâu lắng, âm hưởng mềm mại, đầm ấm, tạo cảm giác gần gũi, thiêng liêng, sức truyền cảm mạnh.

Cho tới nay ông đã có hơn 50 sáng tác theo làn điệu Then mới, các bài Then mới chủ yếu tập trung vào các đề tài người tốt việc tốt, ca ngợi Đảng và Bác Hồ như các bài: “Piom Đảng Bác Hồ”( Ơn Đảng Bác Hồ), “Bản noong khẩu mùa nà” (Bản em vào xuân), “noong là a giáo mầm non” (Em là cô giáo mầm non)...Hay những bài Then cổ như là: “thống piooc mừa pù” (đưa hoa về rừng), “thíp thong ăn ha vằn” (mười hai ông mặt trời), “hải piooc pây tàng” (hái hoa đi đường)....

(Theo langvietonline.vn) 

Minh Vân

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/nghe-nhan-ha-thuan-voi-viec-bao-ton-lan-dieu-hat-then-a8309.html