Tiếp bài: Bí ẩn về đôi rắn có mào ở ngôi nghè làng Bùi Thượng

“Vào ngày lễ tết, hoặc các ngày bình thường thì đúng 12 giờ trưa người dân ở làng Bùi Thượng lại thấy cặp rắn có mào về hiện về”, đó là lời khẳng định của bà Tống Thị Năm (SN 1947), trú tại thôn 1 thuộc làng Bùi Thượng, xã Yên Giang, huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh Hóa về sự xuất hiện của đôi rắn có mào hiện về.



Nhưng hoa văn còn xót lại khi người dân mang đến trả lại và xây nghè lại nhưng giờ đã hoang tàn

Truyền thuyết đôi rắn có mào

Theo như bà Năm thì sự tích về con rắn có mào là câu chuyện gắn liền với sự tích về ngôi nghè của làng Bùi Thượng. Không biết từ tháng năm nào, ở làng Vèn (nay là thôn 3, xã Yên Giang) có 60 hộ dân sinh sống. Một hôm có đoàn quân của giặc đến tàn xác toàn bộ người dân trong làng. Chỉ còn duy nhất một người đàn ông làm cối xay đi làm ăn ở xa nên còn sống sót. Khi người này trở về làng thì không còn thấy một ai. Sau đó ông trở lại nơi mình làm thuê lấy vợ. Một thời gian sau ông đưa vợ về làng Vèn để lập nghiệp. Không hiểu lý do vì sao chưa được bao lâu, ông lại đưa vợ ra núi Lời thuộc xã Yên Trung (Yên Đinh) sinh sống với nghề lấy củi. Đến năm 60 tuổi, vợ chồng ông bà vẫn chưa có một mụn con. Một hôm người chồng đang bửa củi để đi bán thì chúng vào hai con rắn có mào. Làm cho hai con rắn này chết ngay tức thì, máu của hai con rắn đã rơi vào hai giọt vào chân của người vợ. Sau này, người vợ của ông đã mang thai.

Đúng 3 năm đã mới hạ sinh được 2 người con trai. Người anh tên là Nguyễn Xuân Sắc, còn một em có tên là Nguyễn Xuân Quyết. Lớn lên hai anh đều trở thành tướng quân giỏi, đánh trận nào thắng trận đó. Trong một lần ra trận diệt giặc thì hai ông đã hy sinh nhưng lạ không thấy xác của hai ông ở đâu. Dân làng đã lập nghè thờ hai vị tướng này.

“Nghè được xây dựng 5 gian, có những cột nhà to vài người ôm, có chánh tẩm dài 3 gian nhà và 100 kho tượng. Từ đó cứ hễ vào các ngày lễ tết, người dân nơi đây lại thấy cặp rắn có mào này về vắt vẻo trên cột sàn nhà ở gian giữa của ngôi nghè. Dân làng ăn nên làm ra, không bị bệnh tật ốm đâu gì. Nhưng con gái mà đi qua phải cúi đâu lấy khăn chê mặt. Đám ma chay, cưới hỏi gì đi qua nghè phải xuống quỳ lạy mới đi qua được”, bà Năm nói.


Kể xong câu chuyện bà Năm dẫn chúng tôi ra khu đất mà trước đây được xây dựng ngôi nghè. Hiện tại nơi đây đã xây dựng nhà văn hóa thôn 1. Dù đã bị phá bỏ, nhưng dấu tích của ngôi nghè vẫn còn đó là một đôi rồng đá ở cổng, một bia đá có khắc chữ nằm trên con rùa đang hướng vào cửa nghè, một khánh bằng đá…Theo lời bà Năm thì trước đây, ngôi nghè được sử làm nơi chứa thóc, trú ẩn cho bộ đội và nơi học tập cho trẻ em ở làng. Đến những 1976, chính quyền xã đã tháo dỡ nghè lấy gỗ để xây trường học. Người dân can ngăn bảo vệ ngôi nghè nhưng không được. “Vào tháng 7 nước lũ to lắm, trẻ em trong làng không biết nên cứ mang các bức tượng ra thả cho nước cuốn trôi. Hồi có cả tôi. Khi bố tôi đi làm về thấy vậy nên mắng tôi một trận. Bố tôi cùng với một người trong thôn mang gia ủy và một vài bức tượng về nhà thờ cúng”, bà Năm nhớ lại.

Kể từ đó, điều kỳ lạ cứ vào 12 giờ trưa bà Năm lại thấy hai con rắn có mào về đứng vị trí mà bố bà mang các bức tượng ở nghè về thờ cúng. “Vào buổi trưa 12 giờ hai con rắn lại xuất hiện ở hai kiệu thờ 2 vị thần. Ban đầu tôi rất hoảng sợ định gọi bố ra đánh nó nhưng hai con rắn rất lành không cắn người. Thân hình của cặp rắn này có màu sám vàng, đầu có màu đỏ giống như gà trống. Đến năm 1980 thì một con bỗng nhiên biến mất. Ba năm sau thì bố tôi qua đời, kể từ đó đến nay không còn thấy đôi rắn mào về nữa”, bà Năm cho biết. Sau này người dân đã đóng góp để xây dựng lại những đến nay đã hư hỏng hết. Khi xây dựng lên nhà văn hóa thôn người dân lập bàn thờ ở trong nhà để hàng ngày hương khói.

Nhiều người chết trẻ

Từ ngày ngôi nghè được tháo dỡ trường học thì trong dân làng rất nhiều người ở tuổi trung niên bị bạo bệnh mà chết. Theo như người dân ở đây cho biết, khoảng thời gian từ những gần 20 năm trở lại đây, ở làng Bùi Thượng (gồm có thôn 1, thôn 2 và thôn 3, thuộc xã Yên Giang), có gần 40 người chết vì căn bệnh ung thư khác nhau như ung thư phổi, dạ dày, gan… Đa phần số người chết ở độ tuổi từ 20 đến 50. Chỉ tính riêng trong một thôn 1, người dân thống kê những năm gần đây số người chết vì căn bệnh ung thư có khoảng 30 trường hợp. Nhiều gia đình có hai anh em ruột đều chết vì mắc bệnh ung thư. Thậm chí gia đình bà Năm có 6 người thân trong dòng họ chết trẻ vì các căn bệnh ung thư. Hay như ông Tống Đình Khâm (SN 1942), ở ngay cạnh mảnh đất của nghè thì vợ ông chết lúc còn khá trẻ,… Nguyên nhân về những căn bệnh này theo người ở đây cho rằng do các cặp rắn có mào ở ngôi nghè hiển linh về báo oán dân làng. Bởi khi phá ngôi nghè nhiều người đã đến lấy gỗ, các tẳng đá… về sử dụng. Khi sự việc xảy ra nhiều người dân đã mang trả lại cho nghè.

Theo bà Trần Thị Loan - Nguyên Chủ tịch Hội phụ nữ xã Yên Giang ở cách mảnh đất nghè vào trăm mét lo lắng nói: Người dân ở đây trước đây có biết đến ung thư là gì đâu. Âý thế mà những năm lại đây, nào là ung thư dạ dày, gan, phổi… làm cho chúng tôi lo nớm nớp. Ở đây, người dân uống nước bằng giếng khoan, giếng đào nhưng đều ăn chín uống sôi. Không có chuyện ăn bậy bạ. Chúng tôi ở đây nghi do ngời dân làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng ở nghè của làng. “Vì những gia đình ở gần với mảnh đất của nghè thường có người thân bị chết trẻ hay xảy ra những chuyện bất chắc trong gia đình”, bà Loan khẳng định.

Thực hư về 2 ngôi nghè linh thiêng

Liên quan về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hào - Chủ tịch UBND xã Yên Giang khẳng định là hai ngôi nghè này là có thật. Dù đã bị tàn phá từ rất lâu nhưng còn dấu tích. Đối với ngôi nghè ở làng Đa Nẵm thì đã bị tàn phá hoàn toàn. Nhưng hiện nay, người dân giữ được thần phả và các sắc phong mà từ các đời vua ban chỉ ngôi nghè này. Ngôi nghè ở làng Bùi Thượng thì các tư liệu về nghè bị thất lạc. Bên cạnh đó, ngôi nghè này còn có dấu tích một đôi rồng đá ở cổng, một bia đá có khắc chữ nằm trên con rùa đang hướng vào cửa nghè, một khánh bằng đá... Hiện chính quyền xã vẫn đang sưu tầm sự tích của ngôi nghè này để đề nghị lên cấp trên để được công nhận di tích sớm trùng tu lại hai ngôi nghè này.

“Còn về chuyện thần linh có báo oán, rắn có mào hiển linh… là những câu chuyện được bà con truyền tai từ rất lâu rồi. Những năm gần đây đúng là có dấu hiệu số người chết vì ung thư có xu hướng tăng. Phía chính quyền đang rà soát để báo cáo lên cấp trên. Về thời gian sắp tới, chúng tôi đang khảo sát để đưa nhà văn hóa thôn 1 thuộc làng Bùi Thượng đến một vị trí khác để xây dựng lại ngôi nghè và tiến hành tham khảo phục hồi lại hai nghè theo nguyện vọng tâm linh cho người dân. Nhưng việc xây dựng lại rất khó khăn và nan giải, vì dân ở đây còn đang rất nghèo mà ngoại lực thì khó”, ông Hào nói.

 
Sao Mai

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/tiep-bai-bi-an-ve-doi-ran-co-mao-o-ngoi-nghe-lang-bui-thuong-a765.html