Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc.

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
 


Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m2, kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá.

Sáng ngày 16/10/Ất Mùi (27/11/2015), BTS GHPGVN tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Kỷ niệm 10 năm thành lập Phật giáo tỉnh đồng thời khánh thành giai đoạn 1 chùa Trúc Lâm Tà Lùng.


 
Cổng Tam quan được xây bằng gạch đặc, khung cột bằng bê tông cốt thép. Mái lợp ngói di. Cổng được xây 2 tầng, tầng 1 làm cổng ra vào, tầng 2 đặt chuông, khánh. Các câu đối được viết bằng chữ quốc ngữ.

Cổng được xây có 01 lối đi chính và 02 lối đi nhỏ hơn tạo thành 03 lối đi ra vào nhằm phục vụ thuận tiện giao thông trong những ngày lễ hội và sinh hoạt văn hóa.


 
Tam Bảo và nhà Tổ được thiết kế theo lối cổ truyền  kiểu nội công, ngoại quốc, phía trước là Tiền đường được chia thành 7 gian với lối kiến trúc giả gỗ kiểu truyền thống, Hậu cung gồm 3 gian.
 




Nhà Tổ được thiết kế 7 gian, bao gồm gian giữa thờ Tổ, hai gian bên thờ đức Thánh Trần và thờ Mẫu. Hai gian đầu hồi là phòng Tăng. Với vì kèo có hình thức chồng rường giá chiêng được chạm khắc hoa văn.


 
Ngoài ra công trình còn xây dựng nhà Tăng, nhà Khách, cổng phụ, tháp Tổ, nhà ăn và nhà bếp.




Các hạng mục công trình xây dựng mang vẻ đẹp của kiến trúc Phật giáo, thể hiện qua ngôn ngữ kiến trúc truyền thống


 
Tam bảo chùa với các bậc cấp bằng đá xanh. Cửa đi và cửa sổ được làm bằng gỗ lim. Cửa đi bức bàn, thượng song hạ bản kiểu truyền thống.


 
Tên chùa trước cổng Tam quan được viết bằng chữ quốc ngữ


 
Mái đao Tam bảo chùa


 
Cổng phụ phía sau nhà Tổ được xây đơn giản nhưng vẫn dâng đao 04 góc tạo sự đồng điệu về kiến trúc. Tường được xây bằng gạch đặc quét sơn mầu vàng thư, các hoa văn họa tiết quét sơn mầu ghi nhạt đem lại sự thống nhất về kiến trúc cho toàn bộ cụm công trình.
 



 
Hệ thống hoành phi câu đối trong Tam Bảo được viết bằng chữ quốc ngữ
 




Khoảng sân rộng trước Tam Bảo


 

(Theo phatgiaoorg.vn)

Anh Minh

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/truc-lam-ta-lung-ngoi-chua-o-bien-cuong-to-quoc-a7412.html