Hiệu quả hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia năm 2024

Là đơn vị hành chính sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển. Hiện nay có 04 phòng, 01 Hội đồng khoa học và 01 Câu lạc bộ với 12 cán bộ, chuyên viên và 36 hội viên. Năm 2024, là năm có nhiều khó khăn do tình hình chung của thế giới và trong nước. Được sự quan tâm của lãnh đạo Viện, Trung tâm đã vượt qua các khó khăn, hạn chế và giành được nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực.

ad0486f1-1734496975.jpg
Ths. Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản lý thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia 

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển, Trung tâm đã kiện toàn lại Ban Giám đốc. Sau kiện toàn, Ban lãnh đạo của Trung tâm bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Câu lạc bộ Bảo tồn các giá trị di sản của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt cũng được kiện toàn và ra mắt, bao gồm 1 Chủ nhiệm và 2 Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ. Các thành viên giúp việc của câu lạc bộ như văn phòng, thư ký, thủ quỹ,… cũng được kiện toàn và đi vào hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, trong năm 2024, Trung tâm đã vượt qua khó khăn để thực hiện các đề tài nghiên cứu về lịch sử và văn hóa trên địa bàn cả nước. Trong đó ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Hội đồng khoa học của Trung tâm đã tham mưu và trực tiếp tham gia vào các nhiệm vụ chuyên môn. Trong đó có việc cho ý kiến đánh giá về hiện vật cổ ở huyện Thanh Chương. Tham gia chương trình kỷ niệm 150 năm cuộc khởi nghĩa Trần Tấn và Đặng Như Mai ở Thanh Chương. Tổ chức tọa đàm, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đền Yên Tùy (đền thờ Mẫu Thoải và quan Đệ tam Trần triều) tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Tham gia tổ chức, chủ trì và đồng chủ trì các cuộc hội thảo khoa học như: Lịch sử Đảng bộ xã Hữu Khuông (1965 - 2020); Lịch sử Đảng bộ xã Hạnh Dịch (1965 - 2020),… Tham mưu tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử như Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ xã Thông Thụ huyện Quế Phong; Tìm hiểu lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An (1954 - 2024).

z5354147010662-8d69aefc0618dfb5d2b2a18285369591-1713266554-1734497399.jpg
Lãnh đạo Trung tâm và UBND xã Xuân Lam họp bàn kế hoạch triển khai Hội thảo Khoa học “Đền Chính xã Xuân Lam - Lịch sử hình thành và phát triển”

Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và xuất bản các công trình: Lịch sử Bệnh viên Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình (1960 - 2020); Lịch sử Đảng bộ xã Thanhh Hương (1954 - 2024); Lịch sử Phong trào công nhân viên chức người lao động và hoạt động công đoàn tỉnh Nghệ An, Tập V (2006 - 2023); Lịch sử Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An (1954 - 2024); Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Tiến (1977 - 2020); Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Trạch (1930 - 2020); Lịch sử Đảng bộ xã Liên Trạch (1930 - 2020); Lịch sử Đảng bộ xã Lâm Trạch (1930 - 2020); Lịch sử Đảng bộ huyện Đô Lương (1930 - 2020);… Tổ chức xúc tiến để ký kết các hợp đồng nghiên cứu lịch sử với các đơn vị cơ sở ở huyện Quế Phong, huyện Thanh Chương và một số địa phương ở tỉnh Quảng Bình.

Trung tâm đã kết hợp với UBND huyện Thanh Chương, tổ chức chương trình khảo sát các di tích thờ Mẫu trên địa bàn huyện và đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị di sản của tín ngưỡng thờ mẫu Tam tứ phủ của người Việt. Phối hợp với UBND xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khảo sát, nghiên cứu các di tích trên địa bàn xã. Tổ chức xuất bản cuốn Tín ngưỡng thờ mẫu từ góc nhìn văn hóa do TS. Phạm Việt Long chủ biên.

z5402024467904-67121386144707f572d8eacd92af5bfe-1714648523-1734497236.jpg
Ông Phan Tấn Linh, Bí thư Huyện uỷ huyện Nghi Xuân và ông Nguyễn Danh Hoà, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển tặng hoa cho các nghệ nhân, thanh đồng tham gia Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại đền Thánh Mẫu, xã Xuân Lam

Hoạt động Bảo tồn các giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Trong năm 2024, Phòng Bảo tồn Di sản đã thực hiện tốt các nhiệm vụ. Trong đó có việc chỉ đạo tốt các hoạt động của Câu lạc bộ Bảo tồn và Phát huy các giá trị di sản của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Câu lạc bộ được kiện toàn và ngày càng khẳng định được vai trò trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Trung tâm đã tổ chức thành công 03 chương trình liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt tại Đền Mẫu Phủ Sung (Thanh Hóa), đền Thánh Mẫu (Hà Tĩnh) và đền ông Hoàng Mười tỉnh Nghệ An. 

b984630-1734500695.jpg
Ths. Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản lý; Phó Viện trưởng Nguyễn Danh Hoà; Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Lương Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm tặng hoa và Giấy khen cho Nghệ nhân Đoàn Văn Bắc tại Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đền ông Hoàng Mười
abb-1734500631.jpg
Chủ tịch Hội đồng Khoa học Nguyễn Đức Kiếm; Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Lương Nguyên trao Giấy khen cho nghệ nhân tham gia Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Ngày 10/4/2024, tổ chức Chương trình Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Mẫu Phủ Sung, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình đã thu hút được trên 20 thanh đồng, nghệ nhân và các nhà hoạt động tâm linh tới dự và tham gia.

Ngày 2/5/2024, phối hợp tổ chức Chương trình Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Thánh Mẫu núi Na, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 18/11/2024, tổ chức Chương trình Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền lăng mộ ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Chương trình đã thu hút gần 30 thanh đồng, nghệ nhân trong lĩnh vực thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt về tham dự. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại trong cơn bão số 3 tại miền Bắc, tổ chức lựa chọn địa điểm sinh hoạt cho câu lạc bộ và các sinh hoạt chuyên đề.

a780-1727444473-1734497571.jpg
Một buổi sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Đền Mẫu Thoải

Trước các thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do cơn bão số 3 gây ra, ngày 14/9/2024, Câu lạc bộ đã kêu gọi sự đóng góp của các nhà hảo tâm và các thành viên trong câu lạc bộ để tổ chức cứu trợ, giúp nhân dân tại làng Nủ, huyện Bảo Hà, tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả. Trong gần 10 ngày kêu gọi, Câu lạc bộ đã nhận được gần 200 triệu đồng (cả tiền mặt và hiện vật) của các nhà hảo tâm và các thành viên của Câu lạc bộ ủng hộ. Chuyến đi thiện nguyện gặp nhiều gian nan, vất vả nhưng với sự đoàn kết, nhiệt tình của các thành viên trong Câu lạc bộ, chuyến thiện nguyện đã thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về Luật tôn giáo, tín ngưỡng; Luật Di sản,… để giúp các thành viên của câu lạc bộ nắm vững được các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước…

dh3-3646-1726489768-1734497661.jpg
dh2-366-1726489738-1734497677.jpg
Hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, cán bộ, nhà nghiên cứu, biên tập viên, các nghệ nhân, thanh đồng… là thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn và Phát huy các giá trị Di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hoá Quốc gia đã về với bà con huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chịu thiện hại nặng nề bởi cơn bão số 3.

Các hoạt động của văn phòng và ban truyền thông được sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm đã thực hiện tốt các công việc chuyên môn của mình. Văn phòng đã tổ chức đón tiếp; thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho các ngày lễ, họp, hội nghị quan trọng của Trung tâm; tham mưu công tác văn bản cho Ban lãnh đạo Trung tâm. 

Ban truyền thông đã tổ chức quay, chiếu, chụp các hình ảnh để quảng bá các hoạt động của Trung tâm đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội; đặc biệt là phát trực tiếp trên trang Fb của Trung tâm, thu hút được đông đảo người quan tâm. Bên cạnh đó, ban truyền thông còn sản xuất các video về chuyên môn để quảng bá các hoạt động của Trung tâm.

Bước sang năm 2025, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Trong đó, chú trọng tính liên kết giữa các hoạt động; tính liên kết giữa các đơn vị trong Viện với Trung tâm. Tăng cường khối đoàn kết trong trung tâm; các thành viên cùng chung tay để phát triển Trung tâm; xem Trung tâm là ngôi nhà thứ 2 của mình để làm tốt các việc được giao. 

Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, năm 2025 tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và xuất bản từ 7 - 10 công trình lịch sử và văn hóa địa phương; Tổ chức từ 2 đến 3 Chương trình Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn cả nước; Tăng cường phát triển hội viên của câu lạc bộ từ 40 - 60 thành viên; tập trung xây dựng Câu lạc bộ phát triển bền vững; đảm bảo các quyền lợi cho các hội viên tham gia câu lạc bộ…

Hoàng Kiểm

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/hieu-qua-hoat-dong-cua-trung-tam-nghien-cuu-lich-su-va-bao-ton-di-san-van-hoa-quoc-gia-nam-2024-a29609.html