Kiên Giang đưa nhiều mô hình sinh kế giải quyết việc làm cho đồng bào Khmer

Ngày 22/8, tại huyện Giang Thành, Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả thí điểm triển khai mô hình sinh kế gắn với giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới huyện Giang Thành và thành phố Hà Tiên.

h03-1724371784.jpg
Các đại biểu về tham dự Hội thảo chụp hình lưu niệm.

Tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thành phố (12 huyện, 03 thành phố), 144 xã phường, thị trấn, 950 ấp, khu phố; có 49 xã được phân định khu vực thuộc vùng dân tộc thiểu số. Tính đến năm 2023, dân số trọng toàn tỉnh có 1.745.678 người, trong đó DTTS có 258.347 người, chiếm 14,80% (dân tộc Khmer có 228.289 người, chiếm 13,08% và người Hoa có 29.036 ngưới, chiếm 1,66%; các dân tộc thiểu số khác chiến 1.022 người, chiếm 0,06%).

Nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang là đơn vị chủ trì đề tài: “Nghiên cứu và triển khai giải pháp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới huyện Giang Thành và thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” theo quyết định số 142 QĐ/SKHCN, ngày 9 tháng 12 năm 2022.

h01-1724371838.jpg
Thành phẩm từ mô hình phát triển nghề truyền thống đan cỏ bàng ở huyện Giang Thành

Tham luận của ThS. Phạm Thị Thơm - Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang “Tầm quan trong của việc thực hiện mô hình sinh kế thí điểm đối với giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới huyện Giang Thành và thành phố Hà Tiên” đánh giá mô hình phát triển nghề truyền thống đan cỏ bàng huyện Giang Thành, mô hình với 10 hộ tham gia và đồng bào Khmer tham gia mô hình gồm cỏ bang ở huyện Giang Thành, các nguyên liệu phục vụ cho việc phát triển nghề truyền thống cỏ bàng. Việc triển khai mô hình đã dạy vẽ trên sản phẩm cỏ bàng, các chị đồng bào Khmer sau khi kết thúc mô hình, giờ đã vẽ thông thạo. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Tham gia mô hình, giá trị sản phẩm cỏ bàng đã tăng lên 15 đến 20%, tổng thu nhập hàng tháng đã tăng từ 1 đến 3 triệu đồng/người. Ngoài ra mô hình nuôi bò vỗ béo đang được triển khai trên địa bàn huyện có 7 hộ tham gia mô hình với 14 lao động. Quy mô ban đầu được hỗ trợ và người dân đối ứng gồm bò giống, thức ăn, vắc xin, kỹ thuật chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ khoảng kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

h02-1724371878.jpg
Phụ nữ đồng bào Khmer huyện Giang Thành thực hiện vẽ tranh lên sản phẩm đan cỏ bàng

Ở thành phố Hà Tiên với mô hình trồng khoai lang, có 10 hộ dân, với 20 lao động tham gia mô hình. Quy mô ban đầu được hỗ trợ giống khoai lang của địa phương, phân bón mỗi hộ được 07 bao (350 kg), kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ khoảng 7 triệu đồng. Ngoài ra còn có mô hình nuôi heo sinh sản, có 08 hộ dân, với 16 lao động tham gia mô hình. Quy mô ban đầu được hỗ trợ và người dân đối ứng gồm heo giống, thức ăn, vắc xin, kỹ thuật chăn nuôi…, kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ khoảng 10 triệu đồng.  

h2-1724371923.jpg
Niềm vui từ mô hình trồng khoai lang ở thành phố Hà Tiên

Phát biểu tại hội thảo ông Huỳnh Trọng Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành cho biết: Những kết của mô hình mang lại đã góp phần thực hiện thành công chủ trương của Nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số và phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập trên địa bàn huyện Giang Thành. Từ đó tình hình kinh tế xã hội của huyện nói chung, đời sống đồng bào dân tộc Khmer nói riêng tiếp tục ổn định và có bước phát triển mới; góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

z5756810984108-b495885e723ac511a5b14a327e105e35-1724372043.jpg
ThS. Huỳnh Thị Hồng Nương - Chủ nhiệm đề tài trình bày tham luận tại Hội thảo.

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được được 9 bài tham luận của các nhà quản lý của các sở, ban ngành, địa phương huyện Giang Thành và TP Hà Tiên tập trong vào đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện triển khai các dự án, mô hình sinh kế nhằm góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới tại huyện Giang Thành; đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện triển khai các dự án, mô hình sinh kế nhằm góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới tại thành phố Hà Tiên; đề xuất các nhóm giải pháp khả thi góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Giang Thành; đề xuất các nhóm giải pháp khả thi góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer tại thành phố Hà Tiên; đánh giá về ưu điểm và hạn chế của từng mô hình sinh kế trong quá trình triển khai. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp khả thi nhằm tham vấn chính sách cho UBND về vấn đề giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer tại vùng biên giới huyện Giang Thành và thành phố Hà Tiên… 

Thế Hạnh

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/kien-giang-dua-nhieu-mo-hinh-sinh-ke-giai-quyet-viec-lam-cho-dong-bao-khmer-a29019.html