Thông tin về Đại hội đại biểu Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lần thứ XI, Nhiệm kỳ 2024-2029, ông Ngô Phương Vũ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang, cho biết, Đại hội được tổ chức từ ngày 22-23/8/2024 tại Hội trường Tỉnh ủy với Chủ đề “Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng xây dựng quê hương Kiên Giang giàu đẹp, văn minh”. Đại hội có 385 đại biểu, gồm 268 đại biểu chính thức và 117 đại biểu khách mời.
Đại biểu chỉ định và đại biểu có nhiều đóng góp cho công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 có 37 đại biểu. Ban thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang tỉnh khoá X đề xuất Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang tỉnh khoá XI nhiệm kỳ 2024-2029 có 91 uỷ viên, trong đó, lãnh đạo các tổ chức thành viên có 11 uỷ viên; 15 uỷ viên là Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện, thành phố; 32 uỷ viên là các cá nhân tiêu trong các tổ chức, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, các thành phần kinh tế và thân nhân kiều bào; 13 uỷ viên là cán bộ chuyên trách ở Cơ quan Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh.
Theo ông Ngô Phương Vũ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Đại hội đại biểu Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lần thứ XI, Nhiệm kỳ 2024-2029 xác định 06 chương trình hành động, 08 nhóm chỉ tiêu và 03 khâu đột phá.
Sau khi nghe Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang thông tin về Đại hội đại biểu Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lần thứ XI, phóng viên Bửu Đấu, báo Tuổi Trẻ, đặt câu hỏi với đại diện Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh về điểm mới của Đại hội lần này là gì? Trình độ chuyên môn nhân sự so với nhiệm kỳ trước như thế nào? Có tăng, giảm gì không? làm sao để người dân, người nghèo có thể tiếp cận được các chương trình hành động của Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang?
Phóng viên Quốc Trinh, báo Nhân Dân, thông tin về tình trạng ngang nhiên xâm chiếm đất ở hợp pháp của người dân ở Tp. Hà Tiên. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có 03 công văn nhắc nhở Uỷ ban nhân dân Tp. Hà Tiên, Ban dân nguyện của Quốc Hội cũng đã chuyển đơn về Uỷ ban nhân dân tỉnh nhắc nhở Uỷ ban nhân dân Tp. Hà Tiên trả lời về vụ việc này, tuy nhiên, đến nay đã 4 năm vẫn chưa có phản hồi.
Đồng thời, thời gian gần đây, ở Tp. Hà Tiên cũng đã diễn ra tình trạng lấn chiếm Đầm Đông Hồ và vấn đề xâm chiếm đất xẩy ra ở xã Nam Thái (An Biên) trong kỳ họp giao ban báo chí mấy tháng trước Uỷ ban nhân dân huyện An Biên đã xin dời lại để sau này trả lời nhưng đến nay vẫn chưa trả lời thông tin cho báo chí. Do đó, phóng viên đề nghị trong họp giao ban báo chí sắp tới sẽ có sự tham gia của cấp thẩm quyền để thông tin vấn đề mà bạn đọc quan tâm.
Lam Hiếu, phóng viên VOV, cho biết, trong cuộc họp trước, Ban tổ chức đã mời các đại biểu đến để cung cấp các nội dung, một số câu hỏi phóng viên đặt ra thì bên đại diện Sở y tế tỉnh Kiên Giang hứa cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản, nhưng đến bây giờ phóng viên báo chí vẫn chưa nhận được văn bản của Sở.
Ông Ngô Phương Vũ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang đã trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tuổi Trẻ. Bà Lê Thị Phà Ca, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh giải trình vấn đề phóng viên báo VOV nêu.
Trao đổi với Phóng viên, thạc sĩ, nhà báo Đoàn Hồng Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, cho biết, Hội nhà báo phối hợp với các ngành và các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh đề án Giải báo chí Trần Bạch Đằng.
Hội nhà báo tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng sáng tạo phóng sự truyền hình nâng cao” cho hơn 50 hội viên, phóng viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí tỉnh và trung tâm, văn hóa, thể thao và truyền thanh cấp huyện.
Nhà báo Đoàn Hồng Phúc yêu cầu trong thời gian tới các phóng viên tập trung tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là ngư dân, chủ tàu thuyền đánh bắt, khai thác thủy hải sản về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Đồng thời các phóng viên chú trọng tuyên truyền công tác an sinh xã hội; phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết tệ nạn xã hội; pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới,...
Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Dân vận khéo”, gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến; tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Tập trung tuyên truyền việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án về hỗ trợ sản xuất, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò cốt cán, người có uy tín trong đồng bào dân tộc; vận động đồng bào dân tộc, tôn giáo tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chấp hành nghiêm pháp luật; đề cao cảnh giác, đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bóc gỡ, triệt xóa, ngăn chặn hiệu quả những thông tin xấu, độc trên không gian mạng; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trương Anh Sáng
Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/kien-giang-hop-giao-ban-bao-chi-giua-thang-82024-a28994.html