Cách EU thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa tại Armenia: Việt Nam có thể học hỏi

Armenia, một quốc gia nhỏ và nhiều núi ở Nam Kavkaz từ lâu đã nổi tiếng bởi lịch sử và văn hóa lâu đời hàng thế kỷ.

armenia-culture-1536x1024-1688887842.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: EU NeighboursEast

Theo trang EU NeighboursEast, hàng chục nghìn khách du lịch ghé thăm Armenia mỗi năm để khám phá các di tích có từ thời đại đồ đồng. Việc bảo tồn và phục hồi các di tích này đã trở thành một trong những ưu tiên của chính phủ Armenia.

Là một điểm đến di sản cần phải bảo vệ, Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã thúc đẩy hỗ trợ công tác bảo tồn di sản văn hóa ở Armenia thông qua nhiều dự án khác nhau. EU mô tả di sản văn hóa là "nguồn tài nguyên hướng tới một châu Âu bền vững". Vì vậy, di sản văn hóa đã đóp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội. Do đó, kêu gọi cách tiếp cận toàn diện đối với di sản văn hóa ở Châu Âu.

Năm 2018, EU đã công bố là Năm di sản văn hóa. Trong suốt thời gian này, sự đa dạng của di sản văn hóa trên khắp châu Âu được tôn vinh từ cấp châu lục, cấp quốc gia, khu vực đến cấp địa phương đồng thời EU đang khuyến khích nhiều người khám phá và tham gia vào di sản văn hóa. Một loạt các sự kiện đã được khởi xướng nhằm tạo điều kiện cho mọi người trở nên gần gũi và gắn bó hơn với di sản văn hóa quốc gia.

Tại Armenia, Phái đoàn EU đã tham gia Ngày Di sản châu Âu và phối hợp tổ chức sự kiện với Bộ Văn hóa Armenia. Học sinh từ các tỉnh của Armenia đã tham gia lễ kỷ niệm "Di sản và Thiên nhiên". Phái đoàn EU đã tổ chức chuyến tham quan tại Stepanavan Dendropark ở tỉnh Lori, đánh giá cao vẻ đẹp và di sản của thiên nhiên cũng như vai trò của di sản thiên nhiên đối với cuộc sống xung quanh. Trẻ em học cách chụp ảnh thiên nhiên trong khi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã giúp các em chụp những bức ảnh của riêng mình trong tự nhiên, đăng trên trang mạng Facebook của Phái đoàn EU.

Các chuyên gia từ "Chương trình Văn hóa và Sáng tạo Đối tác Phương Đông (EaP)" do EU tài trợ đã nghiên cứu bối cảnh văn hóa của Armenia và chỉ ra những cơ hội cũng như thách thức hiện có ở quốc gia này. Chương trình cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng tính cạnh tranh của di sản văn hóa nước nhà.

Ngoài ra, EU cũng đã hỗ trợ một số sáng kiến khác nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, đồng thời giúp các cộng đồng địa phương tìm cách sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên di sản văn hóa địa phương để phát triển các thành phố, thị trấn và các khu định cư khác trong khu vực.

Sáng kiến chương trình CHOICE (Di sản văn hóa: Cơ hội cho sự tham gia của công dân) được thực hiện ở 4 quốc gia Đối tác phương Đông - Armenia, Belarus, Cộng hòa Moldova và Ukraine – từ năm 2015 đến năm 2017. Chương trình tập trung vào xây dựng và phát triển năng lực của các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng như các sáng kiến tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lịch sử. Dự án tạo cơ hội cho các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò lớn hơn trong đối thoại chính sách về các vấn đề di sản trong các cộng đồng và quốc gia địa phương cũng như khắp khu vực Đông Âu.

Ẩm thực địa phương - một phần của di sản văn hóa

Một nhóm phi chính phủ thuộc chương trình CHOICE đã tham gia khám phá 31 khu vực huyện Tumanyan thuộc tỉnh Lori của Armenia và thu thập các công thức nấu ăn truyền thống đặc trưng của vùng. Trong cuốn sách "Sự lựa chọn của chúng tôi", các thông tin về lịch sử và di sản văn hóa của các cộng đồng đang được quan tâm lớn.

Tại cuộc gặp gỡ, dân làng nhắc lại các truyền thống như lễ hội mùa hè Vardavor, khi mọi người tham gia lễ hội té nước và nấu các món ăn đặc biệt như "agdak", "klor gata" và "hashlama thịt bê". Trong khuôn khổ dự án, 3 lễ hội ẩm thực đã được tổ chức tại các cộng đồng ở Tumanyan, Gyulagarak và Shnogh. Tại lễ hội, các buổi nếm thử đã được tổ chức để du khách thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các lớp học nấu ăn cao cấp được tổ chức ở Tumanyan và Shnogh.

Vào cuối dự án, một blog được tạo nên để cung cấp thông tin về dự án và các cộng đồng khác nhau của vùng Tumanyan, bao gồm các điểm tham quan lịch sử, công thức nấu ăn và tài liệu video.

Bên cạnh đó, Rafael, một tổ chức phi chính phủ từ tỉnh Lori đã đặt mục tiêu giúp cho khu vực này dễ nhận biết và tiếp cận hơn. Rafael đã tổ chức các trại hè vào năm 2016 với sự tham gia của khoảng 80 trẻ em từ các tỉnh Shirak và Lori.

"Chúng tôi đã giới thiệu các tượng đài văn hóa khác nhau cho trẻ em. Điều này sẽ giúp chúng có được ý tưởng về di sản văn hóa và cách bảo tồn. Mục đích của chúng tôi là giới thiệu di sản quốc gia đến thế hệ trẻ, khơi dậy tình yêu và sự tôn trọng đối với các di tích đồng thời hy vọng những đứa trẻ tham gia trại hè sẽ chia sẻ kiến thức và bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử với đồng nghiệp và người thân"", ông Hrach Marukyan, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ cho biết.

Thúc đẩy giao tiếp liên văn hóa

Di tích lịch sử và di sản văn hóa ở tỉnh Shirak chủ yếu nằm ở vùng nông thôn. Hàng nghìn khách du lịch đến thăm các cộng đồng này để tham quan những khu di tích này. Tổ chức phi chính phủ 'Yerkink' ('Sky') đã khởi xướng dự án vừa giúp người dân địa phương bảo tồn di sản văn hóa, vừa tạo việc làm cho cộng đồng địa phương. Yerkink đã tiến hành một loạt các buổi đào tạo cho cư dân tỉnh Shira về ý thức bảo vệ di sản văn hóa và một số người tham gia đã được chọn tham gia vào chương trình vườn ươm doanh nghiệp.

"Người dân địa phương bắt đầu làm đồ lưu niệm thủ công, chăn và hộp có hoa văn Armenia và bán chúng cho khách du lịch đến thăm làng", Knarik Khachatryan, đại diện của tổ chức phi chính phủ cho biết. Theo bà Khachatryan, ngôi làng đã trở thành điểm kết nối tuyệt vời để giao tiếp giữa các nền văn hóa.

"Khách du lịch sẽ có cơ hội giao tiếp với người dân địa phương, tìm hiểu lịch sử và truyền thuyết về các di tích", bà nói thêm.

Bằng cách thực hiện các dự án này, EU không chỉ góp phần bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của Armenia mà còn thúc đẩy phát triển các di tích, truyền thống và thói quen của đất nước – một thái độ tôn trọng và tiếp nối. Những dự án này cũng có tính chất nhận thức vì thu hút thế hệ trẻ, cung cấp thông tin cho khách du lịch đồng thời giúp thế hệ cũ ghi nhớ truyền thống của đất nước và tiếp tục phát huy giá trị di sản của đất nước./.

Theo bvhttdl.gov.vn

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/cach-eu-thuc-day-bao-ton-di-san-van-hoa-tai-armenia-viet-nam-co-the-hoc-hoi-a25966.html