Cho nên gần 500 truyện ngắn, Bồ Tùng Linh tả hết mọi bất bình của dân gian, ca ngợi những mối tình đẹp đẽ (loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân) gửi gắm nổi căm uất lẽ loi của một đời người không gặp cơ hội để thi thố tài năng. Bồ Tùng Linh lập ý mới mẽ, thông minh, ly kỳ sắc sảo, ngụ ý thấm thía sâu xa.
Bồ Tùng Linh tác giả Liêu Trai Chí Dị, sinh năm Canh Thìn 1640, và mất năm Ất Mão 1715. Tự là Cửu Tiên, còn có một tự nữa là Khiêm thần, biệt hiệu Liễu Tuyền cư sỹ, người đời gọi là Liêu Trai tiên sinh. Bồ Tùng Linh quê ở Tri Xuyên (nay là Tri Bác tỉnh Sơn Đông). Bồ Tùng Linh có đi thi nhiều lần nhưng không đỗ, mãi đến năm 71 tuổi mới thành cống sinh, thời trung niên thì chủ yếu Bồ Tùng Linh dạy học ở quê. Thưở nhỏ Bồ Tùng Linh cũng nỗi tiếng là một người thông minh, năm ông 19 tuổi, tức năm 1659, đi thi đồng sinh, đỗ đầu cả huyện, nhưng cũng từ đó ông luôn đi thi nhưng không đỗ đạt.
Xuất thân trong một gia đình địa chủ xa xút cuối triều nhà Minh, đầu nhà Thanh, nên cuộc sống lúc nhỏ của Bồ Tùng Linh cũng khá vất vả. Sauk hi thi trượt, Bồ Tùng Linh vất vưởng dạy học kiếm ăn khắp mọi nơi vùng nông thôn quê nhà Tri Xuyên. Cảnh nghèo túng và ảo mộng công danh suốt đời dằn vặt Bồ Tùng Linh, và cũng chính cái nghèo đã đẩy Bồ Tùng Linh về với người lao động.
Tương truyền thì Bồ Tùng Linh thường bịn trà thuốc, giải chiếu ven đường đợi lúc người dân đi làm về thì mời họ trò chuyện, qua đó sưu tầm chuyện lạ lùng trong dân gian. Chính vì vậy, trong tác phẩm của mình, dưới hình thức ảo tưởng, Bồ Tùng Linh thường khẳng định những nguyện vọng tốt lành của những người dân. Măt khác, con đường khoa cử lại thường đẩy Bồ Tùng Linh vào con đường bất đắc chí lòng đầy uất ức. Có nhiều lúc Bồ Tùng Linh phẫn uất vì “sỹ đồ đen tối, công lý mờ mịt, nếu trong tay không có tiền vàng bạc nén thì khó lòng gặp được thánh minh”.
Đôi khi Bồ Tùng Linh lại muốn tiến thân bằng con đường khoa cử, nhung ông luôn thi trượt, cho nên ông phẫn chí vì khoa cử, tâm trạng đó quanh năm suốt tháng day dứt Bồ Tùng Linh, thúc giục ông viết nên những truyện ngắn bất hủ về đề tài này.
Thực ra thì từ năm Canh Tý 1660, năm Bồ Tùng Linh 20 tuổi, ông đã bắt đàu viết bộ tiểu thuyết trường thiên Liêu Trai Chí Dị, 20 năm sau, vào năm Canh Thân 1680, Bồ Tùng Linh đã hoàn thành, nhưng cũngphải mất thêm thời gian 10 năm nữa, vào năm Canh Ngọ 1690, Bồ Tùng Linh mới viết hoàn chỉnh Liêu Trai Chí Dị.
Đây là bộ tiểu thuyết tập hợp gồm 500 truyện ngắn, viết về nhiều đề tài, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, nhưng nó chủ yếu tập chung vào ba loại chính: Loại thứ nhất là vạch trần chế độ chính trị đen tối, đả kích tham quan ô lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại; Loại truyện thứ hai đề cập dến tác hại của chế đọ khoa cử, một đề tài gần như chuyện làng nho của Ngô Tử Kính (1701 – 1754). Nó đầu độc biết bao nhiêu người, làm cho họ vì mê muội công danh mà mất hết cả sự phán đoán sáng suốt; Và loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân.
Với Liêu Trai Chí Dị, Bồ Tùng Linh mặc dù không đỗ đạt làm quan to, nhưng ông đã trở thành người nổi tiếng thời bấy giờ, và ông được người đương thời lúc đó gọi là Liêu Trai tiên sinh. Bồ Tùng Linh đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức và tâm huyết, vì vậy mà văn Liêu Trai thuộc loại cổ văn hết sức điêu luyện, chứng tỏ Bồ Tùng Linh có sự tu dưỡng rất cao về văn chương. Cho nên gần 500 truyện ngắn, Bồ Tùng Linh tả hết mọi bất bình của dân gian, ca ngợi những mối tình đẹp đẽ (loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân) gửi gắm nổi căm uất lẽ loi của một đời người không gặp cơ hội để thi thố tài năng. Bồ Tùng Linh lập ý mới mẽ, thông minh, ly kỳ sắc sảo, ngụ ý thấm thía sâu xa.
Ngoài bộ tiểu thuyết Liêu Trai Chí Dị, Bồ Tùng Linh còn để lại khá nhiều thơ từ, tản văn và 14 thiên hý khúc cùng ba vở tạp kịch. Nhưng nhìn chung, Liêu Trai Chí Dị vẫn là tác phẩm xuất sắc nhất của Bồ Tùng Linh, từ ngày tác phẩm ra đời đến nay cũng đã hơn 300 năm, Liêu Trai Chí Dị đã đem đến cho người đọc một cá tính sáng tạo, mới mẽ, hấp dẫn. Người đọc có được niềm vui nhờ sự hóa thân kỳ diệu trong chốc lát để thoát khỏi cảnh đời ngang ngược, để thực hiện những ước mơ. Trước đó đã có “Chí Dị”, nhưng đến Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh mới có ý thức châm biếm xã hội phê phán hiện thực. Bồ Tùng Linh đã đem đến cho trường phái này một nội dung mới. Tuy nhiên Liêu Trai cũng có chỗ hạn chế, đó là còn tư tương định mệnh, báo ứng luân hồi, tướng số.
Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng xứng đáng là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của người dân Trung Quốc. Cùng với “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, Liêu Trai Chí Dị là một thiên cổ kỳ thư của Trung Quốc và nhân loại. Chính nhờ những cống hiến to lớn như vậy, nên sau đại thi hào Khuất Nguyên năm 1953 được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa, thì vào năm 1980, Bồ Tùng Linh cũng được UNESCO kỷ niêm như một danh nhân văn hóa.
Vương Quốc Hoa
Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/lieu-trai-chi-di-bo-bach-khoa-toan-thu-ve-cuoc-song-cua-nguoi-dan-trung-quoc-a25634.html