NSND Kim Cương “Thức tỉnh lương tri giá trị ngàn vàng”

Những vai diễn bà đã từng khắc họa trên sân khấu đều để lại cho bà những bài học quý giá.


Ở đó có những câu thoại được bà đúc kết từ cuộc sống và trải qua nhiều suất diễn, có sự tương tác của khán giả, những lớp diễn đó đậm nghĩa nhân văn, thăng hoa cảm xúc và mãi đọng lại trong lòng khán giả những điều trân quý. 

Vai cô Diệu trong vở Lá sầu riêng là một điển hình, khi mà trải qua nhiều giai đoạn từ lúc còn trẻ, trao tình yêu đầu đời của cô gái nhà quê cho anh học trò nghèo tên Hoàng, đến khi là một cô Diệu – bán cá nuôi con học đỗ bằng bác sĩ, đối diện với ông giáo Hoàng, mắng mỏ con trai mình “là con của hàng tôm, hàng cá”. Cô Diệu vẫn bình thản, chỉ chạnh lòng nói với người đàn ông mà cả đời cô yêu kính, “anh Hoàng của tôi hồi đó không có khinh khi người nghèo”, “anh Hoàng của tôi đã chết rồi”.
 
Từ xưa người ta có câu :" Gieo nhân nào , gặt quả nấy ". Ở hiền ắt gặp hiền, ở ác sẽ gặp ác. Cô Diệu trong Lá sầu riêng sống đúng bản chất của người phụ nữ VN, sống nhẫn nại, chung thủy, hết lòng vì con, cả đời lo cho con. “Ai trong số chúng ta từ ngày bé cũng đều đã được dạy về luật nhân - quả . Từ những câu chuyện cổ tích đến đời thường! TẤM ngoan lành nên được sung sướng, CÁM gian ác nên chịu khổ đau! Rồi trong thực tế, những người hiền lành tốt bụng, chăm làm điều thiện thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, giúp đỡ . Còn người độc ác, ích kỷ sớm muộn cũng bị xa lánh ghét bỏ. Tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện về lòng tốt như sau. Một chú bé gặp một bà cụ bị tai nạn liền nhanh chóng đưa bà vào viện, may nhờ có cậu bé bà cụ mới qua cơn nguy kịch trong gang tấc ! Một vài năm sau người con trai là cảnh sát của bà cụ đã phá được một Băng nhóm bắt cóc, cứu thoát con tin ! Và trùng hợp thay nạn nhân may mắn đó chính là cậu bé giúp đỡ MẸ anh năm nào. Câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều minh chứng về lòng tốt được hồi báo mà ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày! Nhưng không giống phản ứng hoá học, quả báo hay hồi đáp không đến ngay lập tức. Khi chưa thấy hậu quả nhãn tiền, nhiều kẻ vẫn nghĩ đó là chuyện dọa dẫm tào lao! Họ mặc sức làm những điều trái với lương tâm, hãm hại người khác! Lừa gạt, ích kỷ, từ việc nói xấu đồng nghiệp đến việc nghiêm trọng hơn, gây tổn hại tinh thần, sức khoẻ ... người khác”- bà tâm sự.
 
Theo ba, đã là việc ác, việc xấu, việc bất lợi cho người khác thì chẳng việc gì là việc nhỏ, chẳng việc gì là việc có thể dễ dàng nhắm mắt cho qua. Đừng tự bao biện rằng những việc không quá trầm trọng thì không đáng lên án. Cô Diệu trong vở Lá sầu riêng không cố tình trả thù người làm khổ gia đình bà, phá hại hạnh phúc của một người con gái, bị bắt ép làm vợ lẻ cho con của bà hội đồng, nhưng vẫn một mực chịu đựng sự hà khắc, bóc lột để được ở gần bên con. Cô Diệu không nuôi sự thù oán mà thay vào đó là chăm sóc cho con, nuôi dạy con nên người.
 
“Trên đường đời, chúng ta sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với ta,trừ ba mẹ mình. Đối với những người đối xử tử tế với ta, hãy trân trọng và biết ơn họ, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái ta. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này mình phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, ta vẫn có thể đứng vững. Cô Diệu của tôi đã mất tình yêu vì chính cô lựa chọn ở lại với con mình, nhưng cuộc đời đã cho cô được cái Phúc, đó là thức tỉnh lương tri cho chính đứa con suýt gây nên tội bất hiếu, từ bỏ mẹ để chạy theo tiền tài, danh vọng. Cái hậu của số phận cô Diệu thật đẹp và nhân bản, chính là ở điều đó. Sự thức tỉnh lương tri giá trị hơn hàng ngàn phương cách trả thù” – NSND Kim Cương đã nói.
 
Và với bà, một người nghệ sĩ đã trãi qua nhiều thập niên sống với nghề hát, làm tròn nhiều trọng trách được giao từ một tác giả, đạo diễn, diễn viên cho đến nhà quản lý, cuộc đời bà đã không phí thời gian và năng lượng vào những việc làm vô nghĩa. Bà luôn nhận ra rằng, phải chia sẻ nỗi niềm bất hạnh và bà dành nhiều thời gian cho công tác từ thiện. Bà tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn khi chia sẻ với người bất hạnh những nỗi đau trong đời. Bà luôn tin không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó mất đi người ta từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả. Và với lời khuyên dành cho những nghệ sĩ trẻ, không phải tất cả những người thành công đều bỏ bê việc học của mình. Kiến thức có được là tài sản lớn nhất của mỗi người nghệ sĩ. “Phải học từ cuộc sống và từ lý thuyết, học từ cách đối xử, ứng xử với bạn đồng nghiệp, và biết quan sát cuộc sống để làm giàu cho hành trang nghệ thuật.Mỗi người có thể thay đổi từ tay trắng lên anh tài và biến không thành có. Chúng ta không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng”. 

HoàngThuận (Tạp chí SK TP. HCM)

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/nsnd-kim-cuong-thuc-tinh-luong-tri-gia-tri-ngan-vang-a2530.html