Sau khi rời quân ngũ, trở về học và tốt nghiệp khoa Đồ hoạ, Đại học Mỹ thuật công nghiệp năm 1990,Tiến Vượng được biết đến từ lâu trong mảng nghệ thuật “đồ hoạ” gắn liền với báo Thiếu niên Tiền Phong suốt mấy chục năm.
Cùng thời gian này, anh vẽ hàng nghìn minh họa, rất nhiều truyện tranh cho các nhà xuất bản. và minh hoạ cho các báo chí lớn ngoài báo Thiếu niên Tiền phong, Hoa Học trò, báo Nhi Đồng…Gần như hầu hết các báo lớn anh đều góp mặt như: Hà Nội Mới, Quân Đội Nhân Dân, báo Văn Nghệ trẻ, Sức khoẻ Đời sống, Pháp Luật, Báo Tiền Phong, anh còn là chuyên gia luôn giúp các báo chí khi cần đổi mới phong cách, thay đổi các vi nhét chuyên mục, thậm trí thay đổi măng sec của báo…
Riêng với chuyên đề Văn nghệ Công an của báo Công an nhân dân, Lê Tiến Vượng tham gia minh họa đã hơn 20 năm nay. Và cái tên “Vượng logo từ lâu đã trở nên thân quen với giới thiết kế Đồ hoạ cả nước, anh mát tay sáng tác logo. Hàng chục tác phẩm của anh giành giải nhất logo của tỉnh huyện, ngành, cơ quan, tập đoàn doanh nghiệp lớn. Các logo của các đơn vị vừa và nhỏ thì hàng trăm, nhiều quá khỏi đếm. Anh luôn giải mã, rút tỉa được cái đặc trưng của vùng đất, con người, truyền thống và ngành nghề... rồi cô đọng thành logo qua duyên vẽ của mình. Thiết kế logo cần lý trí nhưng Vượng lại coi logo như một bài thơ.
“Logo như một bài thơ/ hoạ sĩ thao thức trong mơ mà thành”.
Từ ngày Tiến Vượng gánh trách nhiệm làm Chi hội trưởng chi hội đồ họa 2 (hội Mỹ thuật Việt Nam) thì các triển lãm minh họa, bìa sách, logo… được ra mắt đều đặn gây nhiều tiếng vang. Nơi những họa sĩ thiết kế âm thầm cống hiến cho đồ họa và in ấn, xuất bản được giới chuyên môn đánh giá cao, được công chúng nhận diện và trân trọng.
Hơn 40 năm trước, có một chú bộ đội Lê Tiến Vượng say mê vẽ đề tài người lính và phong cảnh rừng cọ, đồi chè Thái Nguyên (nơi anh đóng quân). Vượng vẽ chủ yếu bằng bột màu trên giấy báo. Vừa là tận dụng báo cũ vừa có cái hay là mảng chữ in báo ẩn hiện sau lớp màu có hiệu ứng “xốp” chứ không nhẵn lì như giấy. Thời bao cấp, sơn dầu khan hiếm. Vượng tự chế sơn dầu bằng bột màu nghiền với dầu thông, pha bằng dầu lanh. Toan thì tận dụng các bìa giấy ép đã qua sử dụng. Đây là giai đoạn hội họa có những bước đi đầu tiên. Theo anh nói thì “hhội hoạ thời kỳ đầu đã giúp anh thoát nghèo”.
Với Hội họa gần đây của Lê Tiến Vượng có những tìm tòi ở chất liệu. Anh thích vẽ đồng hiện ở nhiều tầng không gian khác nhau. Vượng không quan tâm tới trường phái tân kỳ nhiều lý sự. Với anh, tranh phải để thưởng thức. Tranh của Vượng không “hack não” người xem, cứ hồn nhiên như nước chảy hoa trôi.
Hầu hết các tác phẩm lần này là những bức tranh về phố, về quê về những sắc màu dân dã quanh anh, có thể nói tranh của anh hệt như anh vậy, nó giản dị lặng thầm, không phô trương nhưng càng ngắm càng thấy gần giũ thân thương mỗi góc phố mỗi làng quê đều mang bao kỷ niểm của bao người hôm qua và hôm nay.
Tại triển lãm “Sắc màu phố quê” có cái mới là sự trở lại của một Lê Tiến Vượng hội họa, sự tham gia của bạn bè cả âm nhạc và thi ca. Cái quen thuộc là khách tới sẽ không lãng phí tiền mua hoa tặng mà sẽ mua tranh, sách ủng hộ trẻ em vùng cao. Lê Tiến Vượng là vậy, cái riêng cũng là cái chung. Niềm vui của anh là nụ cười của những đứa trẻ khó khăn. Lãng tử thế nào thì vẫn trở về với hồn quê thôi.
Một số hình ảnh tại triển lãm “Sắc màu phố quê”:
Nhạc sĩ, hoạ sĩ: Nguyễn Lê Tâm
Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/hoa-si-le-tien-vuong-cung-trien-lam-sac-mau-pho-que-a24910.html