Trong tháng 10/2022, ngành VHTTDL Thanh Hóa đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động chuyên ngành và đạt kết quả đáng ghi nhận, cụ thể trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, ngành đã tham mưu, báo cáo trình UBND tỉnh về phương án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia Đền Trà Đông và Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa; tham mưu, đề nghị UBND tỉnh về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích: Đền thờ và mộ Lê Duy Hàn, xã Hoằng Tân, huyện Hoằng Hóa; Đền Lê tộc Công thần, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn; di tích lịch sử cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống; ban hành văn bản đề nghị Cục Di sản văn hóa xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chuyên môm đối với kết quả nghiên cứu, tên gọi của di tích và nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến di tích quốc gia Đền thờ Lê Uy và Trần Khát Chân, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phương án dự kiến thực hiện khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Thành Hoàng Nghiêu - Căn cứ Nguyễn Chích các huyện: Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa Địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; điều chỉnh diện tích, biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Đền Bà Triệu, làng Yên Dân, xã Trung Thành, huyện Nông Cống; ban hành văn bản hướng dẫn UBND huyện Nga Sơn về triển khai thực hiện dự án tôn tạo di tích lịch sử Nghè Đông Kinh, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn; trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức Hội nghị - Hội thảo khoa học: "Bài trí, sắp xếp đồ thờ, nội thất trong di tích Quốc gia Thái miếu Nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá"; cấp lại 03 Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; 05 giấy chứng nhận hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Bên cạnh đó tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện đề án Đổi mới công tác quản lý, khai thác phát triển du lịch tại di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu; Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Nhóm dự án số 4); tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường tỉnh Thanh Hoá đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và phối hợp với tỉnh Hoà Bình xây dựng hồ sơ di sản văn hoá Mo Mường đệ trình UNESCO; hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể: “Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ” làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hoá; “Tết Nhảy” của dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc và Lễ hội đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2022; thực hiện kiểm kê các di tích được công nhận bảo vệ để phát huy tác dụng hoặc đăng ký và phát huy tác dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trước năm 2003 trên địa bàn huyện Yên Định, Hà Trung theo kế hoạch đề ra; hoàn chỉnh hồ sơ khoa học các di tích trình Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá họp xét duyệt hồ sơ kỳ I năm 2022; tham gia ý kiến về đề nghị chấp thuận chủ trương tu bổ di tích Đình - Đền Thiết Cương, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn; ý kiến về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoằng Giang, huyện Nông Cống, hạng mục: Nhà truyền thống; ý kiến về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đình Mỹ Lâm, xã Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn. Nghiên cứu, biên soạn sách Hệ thống Chợ ở Thanh Hóa trước năm 1945; sách Đô thị cổ ở Thanh Hóa; sách Hệ thống chính quyền tỉnh Thanh Hóa (1945 - 2020); sách Tổng tập sách tên làng xã Thanh Hóa; danh nhân Thanh Hóa tập 11; hoàn thiện bản thảo sách Lịch sử Thanh Hóa tập 8; tổ chức thành công lớp Tập huấn “Phương pháp sưu tầm tư liệu, biên soạn lịch sử địa phương và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Thanh Hóa” tại huyện Hậu Lộc. Cử cán bộ tham gia công tác khai quật khảo cổ học, phối hợp với Viện Khảo cổ học tiếp tục khai quật 4 cổng thành của di sản Thành Nhà Hồ; xây dựng kế hoạch, tiến hành Hội thảo thống nhất ý kiến sau Hội nghị hạ giải dự án "Tu bổ cấp thiết tường thành đá phía Bắc"; đề xuất chuyển kinh phí tham dự kỳ họp lần thứ 45 của Uỷ ban Di sản Thế giới để tổ chức 02 hoạt động: Hội nghị các Di sản thế giới tại Việt Nam và tổ chức trưng bày triển lãm ảnh với chủ đề "Di sản văn hóa xứ thanh - Di sản chung của chúng ta” hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO; triển khai xây dựng văn bản xin ý kiến về Dự toán và Dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghiên cứu sưu tầm tư liệu và tổ chức Hội thảo “Đề án Phục hồi Lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ” theo hướng dẫn Văn bản số 14611/UBND-VX ngày 03/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh; cử cán bộ thực hiện công tác khảo sát, điều tra khu vực lõi, di tích phụ cận xung quanh di sản Thành Nhà Hồ; sưu tầm, phân loại hiện vật phục vụ trưng bày bảo tàng “Không gian văn hóa nông nghiệp vùng Di sản” tại Thành Nhà Hồ; đón, tiếp và giới thiệu về di sản Thành Nhà Hồ cho 19.000 lượt khách, trong đó khách ngoài tỉnh là 6.650 khách, trong tỉnh 12.350 khách tham quan.
Ngoài ra, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo quản, phục chế tư liệu quý hiếm tại Thư viện tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023-2025; trình UBND tỉnh xin chủ trương tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu và Tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2023; kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Quý Mão 2023) phục vụ phát triển du lịch; báo cáo UBND tỉnh về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 450 năm, năm sinh danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ và động thổ xây dựng giai đoạn 2 Dự án Tu bổ, tôn tạo Đền thờ Đào Duy Từ.
Phát huy những kết quả đạt được, trong tháng 11, ngành tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, của tỉnh, tổ chức tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, nhiệm vụ chính trị của đất nước và của tỉnh. Đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hóa, sẽ tập trung triển khai Đề án "Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030"; đẩy nhanh tiến độ tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án đổi mới hoạt động Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy chế về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong các hoạt động quản lý di sản văn hóa; phối hợp với Hội đồng thẩm định đề nghị xếp hạng di tích kiểm tra các di tích đề nghị xếp hạng năm 2022, thẩm định quy trình, nội dung hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xếp hạng; tiếp tục tham mưu thoả thuận hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích trên địa bàn toàn tỉnh; tập trung huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh như: Tôn tạo khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung; bảo tồn, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc; triển khai thực hiện các nhiệm vụ để tham mưu xây dựng hồ sơ khoa học di tích Hang Con Moong đề cử UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới./.
Theo disanxanh.cinet.vn