Đề xuất giải phảp bảo tồn, trùng tu Quốc Tử Giám sau vụ hỏa hoạn

Liên quan đến vụ hỏa họa ở dãy nhà bên trong Di tích Quốc Tử Giám – trụ sở và là nơi trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tỉnh, đơn vị này vừa có kiến nghị gởi cấp trên quan tâm, bố trí kinh phí xây dựng bảo tàng ở địa điểm mới.

vjh6346346-1663339547.jpg
Dãy nhà bên trong Di tích Quốc Tử Giám gặp hỏa hoạn

Ngày 15/9, Bảo tàng Lịch sử tỉnh cho biết đã có báo cáo thực trạng cũng như đề xuất giải pháp sau gần một tháng xảy ra vụ hỏa hoạn.

Theo Bảo tàng Lịch sử tỉnh, đơn vị đã đóng tại cơ sở Quốc Tử Giám gần 40 năm. Vì thế, việc bố trí trưng bày (trong nhà, ngoài trời), kho bảo quản hiện vật… hết sức khó khăn, không đúng quy chuẩn bảo tàng và khó đáp ứng nhu cầu của khách tham quan ngày càng cao.

Đơn vị này cũng kiến nghị các ban ngành chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, hiện trạng các dãy trưng bày tại bảo tàng để có phương án đề xuất các giải phảp bảo tồn, trùng tu theo quy định để bảo đảm an toàn tổng thể cho di tích Quốc Tử Giám lâu dài.

Ngoài ra, quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa cấp thiết một số cơ sở vật chất tại Quốc Tử Giám và sửa chữa chạy lại hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước mắt.

Trước đó, Thừa Thiên Huế Online đã thông tin, vụ hỏa hoạn đã xảy ra một dãy nhà bên trong di tích Quốc Tử Giám trên đường 23 Tháng 8, ở khu vực Kinh thành Huế, chiều 17/8.

Dù không thiệt hại nhiều các hiện vật nhưng vụ hỏa hoạn đã làm sập 1/4 mái nhà của dãy trưng bày. Mái nhà này được làm bằng ngói liệt, kết cấu gỗ rất dễ bắt lửa.

Nói về vụ hỏa hoạn này, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng cần xem lại chuyện bảo vệ di tích, công trình kiến trúc gỗ nhiều nơi nói chung và bên trong Kinh thành Huế nói riêng trước các vụ hỏa hoạn.

Theo Báo Thừa Thiên Huế

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/de-xuat-giai-phap-bao-ton-trung-tu-quoc-tu-giam-sau-vu-hoa-hoan-a23145.html