Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận...

adh-2346346747-1660115368.jpg
Ảnh minh họa - Nguồn: VTV

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia dài 260,433 km. Trải qua nhiều lần tách, nhập về hành chính, đến ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập; hiện nay, tỉnh Bình Phước có 11 huyện, thị xã, thành phố và 111 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 41 thành phần dân tộc, dân tộc thiểu số chiếm 19,72%, trong đó dân tộc S'tiêng chiếm số đông với 81.708 người, Tày 23.228 người, Nùng 23.198 người, Khmer 15.578 người, Hoa 9.770 người, Mnông 8.599 người, Dao 3.254 người, Mường 2.428 người, Thái 1.196 người, Sán Chay 767 người, Mông 586 người, Chăm 568 người, Mạ 432 người, Sán Dìu 365 người, Chơ Ro 130 người và 25 dân tộc thiểu số khác có số dân dưới 100 người.

Văn học dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước khá đa dạng, phong phú về thể loại, nội dung và độc đáo về cách thức lưu truyền trong đời sống. Những tác phẩm lớn, có giá trị về khoa học, lịch sử và văn hóa là vốn tri thức quý giá lưu truyền qua bao thế hệ, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc. Đây là minh chứng đầy đủ về văn hóa truyền thống đặc sắc và vốn tri thức dân gian giàu có của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Bình Phước. Các tác phẩm văn học dân gian này đã được nghiên cứu, phiên dịch, được kiểm kê, bảo tồn và phát huy giá trị qua nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.

Thông qua hoạt động kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian; sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài dân tộc thiểu số; thông qua các hoạt động trưng bày, khai thác giá trị các di sản văn hoá của các 6 dân tộc thiểu số; thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật (giao lưu, biểu diễn, tổ chức và tham gia các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn,…), các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được định hình, phát huy giá trị, tửng bước đi vào đời sống.

Nhìn chung, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Bình Phước nói riêng, bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung.

Cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở Bình Phước luôn được đặt ra, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình văn nghệ dân gian chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu; nhiều sản phẩm văn học dân gian được sưu tầm, lưu trữ nhưng chưa được đưa vào khai thác, phát huy giá trị trong đời sống; tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc đang có nguy cơ mai một.

Do đặc thù của văn nghệ dân gian chủ yếu tồn tại trong trí nhớ, được lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng và đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ; cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu rộng đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nhân dân các dân tộc Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung… Nếu tình trạng trên, loại hình văn nghệ dân gian tiêu biểu của các dân tộc Bình Phước sẽ bị "hòa tan" dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cùng sự du nhập của những "nền văn hóa ngoại lai", thay vào đó là sự pha tạp, lai căng của nhiều nền văn hóa khác nhau và mỗi dân tộc sẽ tự đánh mất cội nguồn, lịch sử, đánh mất bản sắc văn hóa, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trước thực trạng trên, Sở VHTTDL Bình Phước đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như: Tăng cường triển khai các văn bản quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, sử dụng các loại hình văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số làm cơ sở thống nhất quản lý, triển khai lĩnh vực văn học dân gian các dân tộc trên toàn quốc.

Có cơ chế, chính sách thiết thực, cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.

Các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với ngành văn hóa các địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học 7 dân gian các dân tộc thiểu số; chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa; tiếp tục hình thành, phát triển các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa, văn nghệ dân gian ở cơ sở, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hướng dẫn con em người dân tộc thiểu số biết sử dụng các loại hình văn học dân gian cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Có chính sách, chế độ thiết thực hơn nữa cho các nghệ nhân, nghệ sỹ có đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị, đặc biệt là trao truyền giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở các địa phương.

Tăng cường tổ chức các hoạt động cấp khu vực và toàn quốc, đặc biệt chú trọng tổ chức các đợt sáng tác các làn diệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước tuyên truyền, phổ biến cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, sự kiện của địa phương, dân tộc nhằm từng bước thay thế những phong tục tập quán lạc hậu.

Tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn cấp khu vực và toàn quốc như: Các kỳ Liên hoan, Hội thi, Hội diễn văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc và các đợt giao lưu, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật các dân tộc. Đồng thời, định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa tại cơ sở. Quan tâm, tạo điều kiện để các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ các văn nghệ sĩ nghiên cứu, sáng tác, phục dựng và chuyển thể các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian truyền thống thành các tác phẩm nghệ thuật (văn nghệ quần chúng, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, triển lãm, trưng bày chuyên đề, …) đến với đông đảo công chúng.

Theo bvhttdl.gov.vn

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoc-dan-gian-cua-cac-dan-toc-thieu-so-tren-dia-ban-tinh-binh-phuoc-a22615.html