Hội thảo được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nghệ nhân, cộng đồng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là nội dung quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa, làm căn cứ hoàn thiện các nội dung Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 38 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân trong và ngoài tỉnh, phản ánh nhiều góc nhìn khác nhau về phương diện tiếp cận, giải pháp thực hiện và cả những trăn trở, gợi mở những hướng đi mới cho đề án…
Tại hội thảo các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân; đại diện các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã tích cực thảo luận, đóng góp những ý kiến làm rõ hơn một số nội dung: Thực trạng, sự tác động và giải pháp bảo tồn tiến nói, chữ viết, trang phục truyền thống, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Mường, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; những vấn đề cơ bản đặt ra cần quan tâm dưới góc độ văn hóa và quản lý, định hướng phát triển; các giải pháp về cơ chế, chính sách; các nhiệm vụ dự án cần triển khai nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Mường, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ ở Thanh Hóa…
Hồng Hạnh