Đình Tân Thông, nơi cố Thủ tướng Phan Văn Khải từng gắn bó

Làng Tân Thông có từ thời vua Gia Long, tổ tiên của Làng là những lưu dân xứ Quảng và một số nơi khác thuộc xứ Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

ch1-cong-dinh-tan-thong-1650769782-1650784572.jpg
Cổng đình Tân Thông.

Năm 1845 Đình Tân Thông được xây dựng để người dân thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, Đình được vua Tự Đức ban sắc phong năm 1853 và được UBND TP.HCM công nhận xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố vào ngày 20/12/2016.

Đình Tân Thông tọa lạc tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Đây là cơ sở tín ngưỡng dân gian có giá trị về mặt lịch sử, thể hiện tình đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước từ thời kỳ mở đất, lập thôn cho đến nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình Tân Thông là nơi những người có tư tưởng yêu nước mượn để hội họp, tuyên truyền và tổ chức các phong trào cách mạng.

ch-2-ong-mai-van-thoi-1650770044-1650784611.jpg
Ông Mai Văn Thới (Ban quản lý Đình Tân Thông).

Theo các bậc cao niên kể lại, trong cuộcNam kỳ khởi nghĩa tại Bà Điểm đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 Đình Tân Thông đượcchọn làm địa điểm tập hợp những thanh niên trai tráng trong làng cùng nhân dân kéo ra Quốc lộ 1 (nay là Quốc lộ 22) cưa cây cản đường không cho quân địch tiếp cận Bà Điểm, quyết bắt sống Đốc Phủ Ca (Trần Tử Ca) nhưng không thành, trong đợt này làng Tân Thông đã có 18 người hy sinh. Từ phong trào đó làm tiền đề cho tổ chức Thiên địa hội chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là nơi tổ chức thành lập Thôn Bộ Việt Minh do ông Mai Văn Chức làm chủ tịch, đồng thời là trụ sở của Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Tân An Hội lúc bấy giờ. Năm 1954, dưới sự lãnh đạo Chi bộ hoạt động tại Đình tiếp tục lãnh đạo nhân dân biểu tình tại Quốc lộ 1 đòi Pháp thi hành Hiệp định Giơ - ne - vơ do ông Liêu Bình Hương chỉ huy. Khi đó, Tiểu đoàn 63 của địch đã bắn xả làm 54 người hy sinh, trong đó có ông Liêu Bình Hương. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đình tiếp tục là nơi các cán bộ lãnh đạo về trú đóng và là điểm trung chuyển lực lượng thanh niên yêu nước thoát ly theo cách mạng.

ch-3-khong-gian-tho-cung-1650770182-1650784641.jpg
Một phần không gian thờ cúng Đình Tân Thông.

Trải qua thời kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, Đình Tân Thông bị giặc tàn phá nặng nề, chỉ còn giữ lại được chánh điện, mái đình sườn cây bị gãy đổ chỉ còn lơ thơ vài tấm ngói âm dương. Năm 1997, Thủ tướng Phan Văn Khải về thăm, cũng từ ngôi đình này ông đã thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Nhận thấy Đình đã xuống cấp, điện thờ chính đơn sơ chật hẹp nên ông đã vận động các nhà hảo tâm góp công đức tiền của để tu sửa đình. Tháng 6/2009, Đình được khởi công xây dựng mớihoàn toàntrên nền cũ. Tổng thể công trình kiến trúc của Đình gồm có cổng đình, cổng tam quan, bức bình phong, sân đình, chánh điện, nhà hậu, các bia, miếu thờ gồm: Thủy thần, Thần Nông, đồng bào vì chiến tranh tử nạn, Sơn thần, các bậc tiền nhân, Đài Liệt sĩ và hồ cây cảnh.Đình Tân Thông không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh của người dân địa phương mà còn là nơi ghi nhớ công lao cách mạng của các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh hùng thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ông Mai Văn Thới (BQL Đình Tân Thông) chia sẻ: Tuổi thơ của Cố Thủ tướng Phan Văn Khải từng gắn bó với ngôi đình cho đến những năm tháng cuối đời, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu và ký ức về ông. Những kỷ niệmkhông thể nào quên của người dân Tân Thông với Ông Hai Khải (người dân địa phương thường gọi Cố Thủ tướng Phan Văn Khải - PV) vớihình ảnh một nguyên thủ quốc giađã nghỉ hưu thường lui tới, uống trà, trò chuyện với những người bạn vong niên, lắng nghe tâm tình của bà convới nét bình dị, chân thành của một cách lớn nay đã đi xa.

ch4-chiec-ghe-uong-tra-1650770353-1650784677.jpg
Một phần không gian thờ cúng Đình Tân Thông. Chiếc ghế (X) Ông Hai Khải thường ngồi thưởng trà vẫn luôn ở vị trí trân trọng.

Đình Tân Thông còn đó với những hàng cây sao, cây dầudo chính tay Ông Hai Khải trồng từ năm 1997 vẫn tỏa bóng mát cùng với kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi đình đình. Bức bình phong với bốn câu thơ đầy chất hào khí do cố Thủ tướng Phan Văn Khải viết: “Hào khí miền đông nuôi nhân cách/Đất thép thành đồng vang núi sông/ Tân Thông truyền thống còn ghi mãi/ Công đức ơn sâu nặng nghĩa tình”; Câu đối "Vì Tổ quốc thời trai trẻ quyết ra đi/ Yêu làng quê xin cống hiến tuổi già" đã trở thành là món quà tư tưởng có ý nghĩa lớn mà Ông Hai Khải dành tặng bà con Tân Thông trước khi đi vào cõi vĩnh hằng./.

Y Phong

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/dinh-tan-thong-noi-co-thu-tuong-phan-van-khai-tung-gan-bo-a21459.html