Đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm đến tiếng Việt gồm Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Kim Đồng, Trung tâm Từ điển học, các cơ quan truyền thông - báo chí (Truyền hình VOV, báo Hà Nội Mới, Báo Khoa học và Tổ quốc, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, tạp chí Văn hoá và Phát triển… đã giành thời gian đến dự tọa đàm ra mắt cuốn sách của tác giả Bùi Bắc, tức Bùi Việt Bắc - Một biên tập viên kỳ cựu của NXB Kim Đồng.
Sau Lời mở đầu của PGS TS Phạm Hùng Việt - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển, dịch giả Bùi Việt Bắc đã trình bày một số vấn đề liên quan tới cuốn sách, những trăn trở và mong muốn của ông với tiếng Việt, nhất là nhân Ngày Tiếng Việt sắp tới (21/2/2022).
Đã có các ý kiến phát biểu, trao đổi hết sức sôi nổi, thiết thực của: PGS TS Nguyễn Xuân Hoà, TS. Nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị, Đại tá Nguyễn Văn Luận, Nhà văn Lê Phương Liên, TS. Trần Đại Nghĩa, TS. Phạm Đăng Bình, bà Lê Thị Dắt (nguyên Tổng biên tập NXB Kim Đồng), bà Vũ Quỳnh Liên (Tổng biên tập NXB Kim Đồng), TS Phạm Việt Long - Chủ tịch HĐT Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển... Các ý kiến đã phát biểu đêu hoan nghênh tác giả đã có sự nghiên cứu để viết được cuốn sách rất bổ ích.
Cuốn sách vừa mới được NXB Hội Nhà văn ấn hành trước Tết Nhâm Dần, 188 tr. 14,5x20,5, bao gồm hơn 60 bài viết, mỗi bài viết là một từ hay cụm từ mà theo tác giả là “có vấn đề” về việc chuyển ngữ (từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt).
Nội dung sách gồm 12 vần đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt và việc dịch tử tiếng nước ngoài ta tiếng Việt đã được tác giả đi sâu mổ xẻ phân tích những trường hợp dùng sai và những lập luận hết sức chặt chẽ. Đây là kết quả của cả quá trình làm việc lâu dài rất đáng trân trọng của tác giả trên nguồn dữ liệu là các bài báo trong khoảng thời gian từ 2005 đến năm 2011.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn đã phát biểu: Hoan nghênh tác giả đã có sự nghiên cứu để viết được cuốn sách rất bổ ích.
Cảm giác là buồn nhiều hơn vui, vì tiếng Việt ngày nay bị dùng sai quá nhiều.
Cần có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Việt và có chính sách về tiếng Việt để cho tiếng Việt vừa phát triển, vừa giữ được bản sắc, phù hợp với sự phát triển xã hội.
Cuốn sách có giá trị về sử liệu rất đáng coi trọng, có tinh thần khoa học.
P.V