Sức hấp dẫn du lịch tâm linh tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh): Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và Đền Bình Lãng

Khi Uy Minh Vương Lý Nhật Quang về với đất tổ, trên nhiều làng xã ở vùng Nghệ Tĩnh đã lập hàng chục đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông. Trong số đó, Đền Bình Lãng ở thị xã Hồng Lĩnh chọn Uy Minh Vương Lý Nhật Quang làm vị thần chủ của Đền.

Đền Bình Lãng tọa bên bờ khe Bình Lãng, thuộc Tổ dân phố 5, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đền không rõ được khởi dựng từ năm nào, nhưng theo các bậc cao niên trong vùng cho biết, từ thế kỷ XVIII đền đã uy nghi tồn tại ở nơi đây.

z3167261213341-c75d75d90a87d9b022961df4b7ab7518-1644398074.jpg
Đền Bình Lãng nơi thờ phụng Thượng Thượng Thượng Đẳng phúc thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang

Trải qua sự tàn phá của thiên nhiên, qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược cũng như ý thức của con người, Đền đã bị phế tích hoàn toàn, chỉ còn sót lại viết tích của nền móng cũ. Đến những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, Nhân dân trong vùng đã lập nên cái miếu nhỏ để hương khói phụng thờ theo lệ cũ.

Theo thông lệ, hàng năm cứ vào ngày 16 tháng Chạp âm lịch, Nhân dân trong vùng và khách thập phương lại tổ chức Lễ húy kỵ của Thượng Thượng Thượng Đẳng phúc thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang tại Đền Bình Lãng.

z3167260235797-fe0be5b7193e7ff54534031fe4254e8e-1644398304.jpg
Tượng thờ Thượng Thượng Thượng Đẳng phúc thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang tại Đền Bình Lãng

Nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của ngôi đền, phường Bắc Hồng cùng với Ban hộ tự của Đền đã xây dựng kế hoạch và kêu gọi các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo lại Đền. Đến nay kế hoạch trùng tu, tôn tạo Đền giai đoạn một cơ bản đã hoàn thành với tổng giá trị đầu tư hàng tỷ đồng.

Tương truyền Đền được Nhân dân trong vùng lập nên để phụng thờ Thượng Thượng Thượng Đẳng phúc thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Tuy không được chính sử ghi chép nhiều, nhưng Ngài là hiện thân của những truyền thuyết gắn liền với vùng đất Hoan Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay).

z3167261411598-cb864a4124051ea443f6cedb1b2b4b6a-1644398145.jpg
z3167261675831-9e70ad7a25a991880bfedf8778d46780-1644398513.jpg
z3167261172767-4f1e79900d4e4b19d121ebbee7186d36-1644398554.jpg
z3167261767641-2d9493b4f379171601e49fc03864b493-1644398582.jpg
z3167261762173-8287ccff984bcca76a7baf48033b899d-1644398657.jpg
z3167261784699-d530e666d3a748e5994d97f155fd57d6-1644398768.jpg
z3167261755983-f93cb99fd4fdc9d823a0806710797084-1644398775.jpg
z3167261815577-e3f43c9595697bcc19008f4b29207cf2-1644398798.jpg
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Chạp âm lịch, Nhân dân trong vùng lại tổ chức Lễ húy kỵ của Thượng Thượng Thượng Đẳng phúc thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang tại Đền Bình Lãng.

Ông Nguyễn Hữu Thực (80 tuổi, trú ở TDP 3, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh), là một trong những người luôn theo sát các hoạt động trùng tu, tôn tạo Đền cho biết, trước đây Đền Bình Lãng tọa ở Bắc hướng Nam quay lưng ra phía bờ khe Bình Lãng, quay mặt ra đường nội bộ nhỏ. Sau này, kiến nghị tôn tạo lập Đền tọa Nam hướng Bắc cho phù hợp với phong thủy...

z3167261755843-f925db14ee8fb2b7502cbafe7aeb60e4-1644398911.jpg
Ông Nguyễn Hữu Thực giới thiệu một số thông tin bổ ích về quá trình tôn tạo ngôi Đền
z3167261710496-b41bd1ef6695dc377c98bd327ac466ef-1644398814.jpg
Đền Bình Lãng sẽ tiếp tục được đầu tư hoàn thiện một số hạng mục trong thời gian tới

Nhiều truyền thuyết và dã sử cho rằng, Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, là một nhân vật lịch sử đã có nhiều đóng góp lớn lao cho vùng đất Hoan Châu nói riêng và cả nước nói chung. Ngài là một người với tư chất mẫn tiệp, văn võ song toàn, thông minh và đức độ, lại xuất thân từ dõng dõi hoàng nên Lý Nhật Quang có đủ các điều kiện từ thiên bẩm đến môi trường giáo dục để trở thành một con người đảm đương sứ mệnh “cứu nước, cứu dân”.

Từ khi còn nhỏ, Lý Nhật Quang nổi tiếng thông minh, 8 tuổi biết làm thơ, 10 tuổi tìm hiểu kinh sử. Ông được vua cha và hoàng tộc chăm lo dạy dỗ để sớm thành rường cột nước nhà. Năm 1039, ông được Lý Thái Tông cử vào châu Nghệ An lo việc thu thuế. Tại đây, Lý Nhật Quang làm việc cần mẫn, thu đủ số thuế được giao và được tiếng là thanh liêm, chính trực.

Năm 1041, xét thấy Lý Nhật Quang là người tin cẩn, Lý Thái Tông phong ông làm Tri châu Nghệ An - Tước hiệu là Uy Minh Hầu, sau đó được phong lên tước Vương. Lúc này, Nghệ An là một vùng biên ải phía Nam của nước Đại Việt, việc quản lý còn lỏng lẻo. Nhiều cuộc nổi dậy ở địa phương có tính chất phản loạn, gây sự phiền nhiễu cho Nhân dân, triều đình phải nhiều phen dẹp loạn. Nhưng sau khi Lý Nhật Quang được cử làm Tri châu, tình hình xã hội ở Nghệ An dần dần ổn định, kỷ cương phép nước được lập lại...

z3167261217625-43d918a3a838d6f0c7c7f0916ac83556-1644399074.jpg
Đền Bình Lãng tọa Nam hướng Bắc, ngoảnh mặt ra bờ khe Bình Lãng

Từ những công lao, uy đức to lớn của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang với vùng biên giới phía Nam Đại Việt thế kỷ XI, ngay từ khi ông còn sống, nhiều làng xã ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên (Nghệ An); Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh (Hà Tĩnh)… ngày nay đã tôn thờ và coi ông như vị thánh sống.

Khi Uy Minh Vương về với đất tổ, trên nhiều làng xã ở Nghệ An, Hà Tĩnh đều lập đền thờ để tưởng nhớ công lao oanh liệt của ông. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, những nhà Nghệ An học, đền thời Uy Minh Vương so với các đền thờ nhân vật khác chiếm đa số trên vùng đất này.

Đặc biệt, có những đền cùng thờ nhiều vị thần nhưng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang được chọn làm vị thần chủ của Đền. Riêng với Đền Bình Lãng là nơi đặt ngai vị, di tượng thờ tự Ngài, được nhân dân trong vùng và khách thập phương về hành hương vào các dịp lễ trong năm./.

Bình Hồng

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/suc-hap-dan-du-lich-tam-linh-tai-tx-hong-linh-ha-tinh-uy-minh-vuong-ly-nhat-quang-va-den-binh-lang-a20548.html