Chùa Hiệp Minh - Một di tích tâm linh độc đáo ở Cần Thơ (Kỳ 1)

Hồi nửa đầu thế kỷ 20, một trận dịch tả tràn qua đồng bằng sông Cửu Long khiến người người chết như rạ. Chỉ sau vài giờ nhiễm bệnh, người ta vừa thổ vừa tả ra máu đen rồi lăn ra giẫy đành đạch trước khi chết. Có đêm, chỉ cần 1 cơn gió thoảng qua, ngay sau đó tiếng trống, tiếng mỏ báo hiệu người chết lan ầm ĩ khắp làng trên xóm dưới.

dscf0028-1634641487.JPG
Bàn tiên nơi sân Tiên

Trước cảnh dịch bệnh hoàng hành như vậy, một nhóm trí thức, chí sỹ ở Cần Thơ lập đàn cầu cơ xin Tiên (Bụt) cho thuốc trị bệnh. Bài thuốc do Tiên ban đã cứu sống rất nhiều người. Từ địa điểm Tiên giáng, người dân lập chùa Chánh Minh thờ phụng. Sau, chùa Chánh Minh được đổi thành tên Hiệp Minh mà người dân thường gọi là Đàn Tiên Cái Khế. Ngày nay, ngôi chùa vẫn còn hiện hữu tại đường Huỳnh Thúc Kháng, TP. Cần Thơ.

Trong quyển "Danh thắng Miền Nam", Sơn Nam có viết: “Hồi những năm đầu của thế kỷ này (thế kỷ XX) Cần Thơ là nơi nổi danh với đạo tu tiên, cụ thể là việc cầu cơ. Thí dụ như đình Bình Thủy thờ ông Đinh Công Chánh, còn Đàn Tiên Cái Khế thì thỉnh mời chư Tiên về cho thi phú… ”.

Đàn Tiên xuất xừ từ thú vui tâm linh của của giới quan lại, trí thức Việt - Pháp hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đó là trò cầu cơ.

Theo các tài liệu về tâm linh thì cơ bút là một phương tiện huyền thuật của giới phù thủy, đạo sỹ Châu Mỹ, Châu Âu lan truyền sang các nước Châu Á vào năm 1848.

Các tài liệu này kể rằng, vào năm 1848, ở thị trấn New York tại ngôi nhà của Meckman, hàng đêm có kẻ nào đó cứ gõ cửa quấy rầy. Khi ra mở cửa thì không thấy ai. Gia đình Meckman cắt cử người theo dõi. Họ đã kinh ngạc khi nhận ra rằng, chẳng có ai gõ mà do cánh cửa tự dịch chuyển tạo ra tiếng gõ. Nghĩ rằng thủ phạm là gió, họ không quan tâm nữa và chấp nhận ngủ chung với tiếng gõ hàng đêm.

Một đêm nọ, cô bé Mess Kate nỗi hứng vỗ tay nhại tiếng gõ thì cánh cửa tạo một loạy tiếng gõ đáp lại. Cô bé thử gõ khác nhịp cánh cửa. Cánh cửa nhạy theo nhịp tiếng vỗ tay của cô bé. Thích thú với phát hiện này, cô bé thường xuyên vỗ tay chơi trò tiết nhịp với cánh cửa cho đến khi bà mẹ bắt gặp.

Bà mẹ cất tiếng bảo cánh cửa: "Hãy gõ đúng tuổi của bé Mess Kate". Cánh cửa phát ra tiếng gõ đúng số tuổi cô bé khiến bà Meckman kinh hoảng. Bà đi báo với Hội đồng thành phố. Hội đồng thành phố tổ chức một cơ quan nghiên cứu bao gồm các tu sỹ, các nhà khoa học, cảnh sát đến tìm hiểu điều tra liên tục. Sau 3 lần tổ chức hội thảo tranh luận, không ai đưa ra được lời giải thích đáng thuyết phục. Trong khi đó, cô bé vẫn tiếp tục chơi trò chơi vỗ tay - gõ cửa cùng cánh cửa.

dscf0036-1634641582.JPG
Tháp quỉ

Thế rồi những người dân địa phương quá khích đã tự kết luận rằng, gia đình Meckman là phù thủy. Họ đã cầm gậy gộc đến tấn công tàn bạo gia đình Meckman.

Điều lạ là, sau khi cả gia đình Meckman bị thảm sát, hiện tượng cửa tự gõ từ New York lan dần khắp nước Mỹ.

Tại New York, một nhà nghiên cứu tên là Lears Post đã âm thầm tìm đến ngôi nhà hoang phế của Meckman thử trò chuyện với cánh cửa. Ông đề nghị cánh cửa phát tiếng gõ theo ký tự mặc định: 1 tiếng là chữ a, 2 tiếng là chữ b… Căn cứ vào đó, ông sẽ ráp thành câu. Sau khi thỏa thuận, ông ta phát hiện ra rằng, tiếng gõ cửa là cái cách âm hồn liên lạc với người sống. Ông Lears Post trở thành người đầu tiên biết cách liên lạc với người ở thế giới bên kia mà người ta gọi là thông công.

Sau đó các luật sư J. Edmonds, tiến sỹ E.Mapes (Viện sỹ Viện Hàn Lâm Mỹ), giáo Sư Robert Hare (Đại học Pensylvania) đã đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu chuyên sâu hiện tượng này rồi tổng kết thành một luận án nghiêm túc về phương pháp thông công với cõi vô hình. Trong đó có cách tạo một dụng cụ cân bằng, có mũi gõ.

dscf0055-1634641627.JPG
"Ngọc cơ" - Công cụ để "bút đàm" với Tiên.

Đó là 1 thanh gỗ nhỏ, tròn, nhẹ. Phần chuôi là một chiếc rổ úp ngược và nặng hơn phần đầu gõ một chút. Người chơi dùng tay nâng ở giữa thanh gỗ tạo thành chiếc cân rất nhạy để "âm hồn" đẩy phần chuôi lên tạo thành tiếng gõ theo mẫu tự. Luận án này không được các nhà khoa học khác chào đón cũng như Viện Hàn lâm Mỹ công nhận nhưng được hàng triệu người ở Châu Mỹ, Châu Âu đặt mua để chơi trò cầu cơ bút. Trò chơi này trở thành một thứ mốt trong các gia đình trí thức, quyền quí lúc bấy giờ. Trong số đó có đại văn hào Pháp Victor Hugo.

Những điều trên đều được nhắc trong quyển "Traté de Métaphysique" của tiến sỹ Charles Richets (Pháp); Các số 3,5,7 của tạp chí Revue Sprite xuất bản năm 1914 tại Pháp; Luận án "Thông công với cõi vô hình" của tiến sỹ người Anh William Crockes tại Đại hội Thần Học thế giới tại London (Anh) năm 1914.

Tuy nhiên, một số nguồn khác lại cho rằng, cơ bút xuất xứ từ các đạo sỹ phái Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý ở khu vực Châu Á lan sang Châu Âu. Họ cho rằng, đời Ngũ Đế ở Trung Hoa các bậc tiên tại thế đã biết cầu cơ. Thậm chí họ cho rằng thời vua Trần Nhân Tông đã có cầu cơ bút để nhờ Tiên giúp ý kiến trị quốc. Vì không có tài liệu nào trích dẫn nên nguồn này được xem là truyền thuyết. Cho đến ngày nay, truyền thuyết trên vẫn chưa được minh định.

Riêng tại Việt Nam, có lẽ cơ bút du nhập vào từ những người Thiên Địa Hội trong phong trào "phản Thanh phục Minh" thuộc phái Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo mà người ta thường hay gọi tắt là Minh Sư Đạo. Tín ngưỡng này dựa trên thuyết lý của Thiền Tông, Đạo Giáo và Nho Giáo. Khi vào Việt Nam, Minh Sư đạo biến phương châm hành động thành "phản Pháp phục Việt" và phân thành 5 nhánh gọi là Ngũ Chi Minh Đạo./.

Nông Huyền Sơn

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/chua-hiep-minh-mot-di-tich-tam-linh-doc-dao-o-can-tho-ky-i-a19165.html