BQL rừng phòng hộ Thanh Chương tập trung công tác phòng cháy chữa cháy trong đợt cao điểm

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm tháng 5, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Phùng Thiều – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương về những thuận lợi cũng như khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy trong mùa hè này.

Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương nằm ở phía Tây huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có địa hình đồi núi tự nhiên chạy dọc theo dãy Trường Sơn thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Trong nhưng năm qua, diện tích rừng trồng tăng nhanh đã cải thiện kinh tế - xã hội cho các hộ dân sông gần rừng, ven rừng cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn huyện. Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiện rộng và diện tích trồng tăng khiến cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trở nên cấp thiết và quan trọng về mùa khô.
 

 
Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương

Ông Thiều chia sẻ, trong năm 2014, có cả những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen đối với công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Với tất cả sự nỗ lực từ nhiều phía, nhất là Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng của huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; lực lượng kiểm lâm; các đơn vị chủ rừng, biên phòng, công an, nhân dân sống gần rừng... công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đạt tương đối tốt. Tuy nhiên năm 2015 với sự thay dổi khí hậu, thời tiết thường xuyên phức tạp và người dân xâm nhập vào rừng ngày càng nhiều là yếu tố có thể tăng các vụ cháy rừng và quy mô cháy rừng trên toàn địa bàn, đây là một thách thức không nhỏ đối với Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng của huyện nói chung và của Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng.

Để khắc phục những nguyên nhân, khuyết điểm, tồn tại của công tác phòng cháy chữa cháy rừng của năm 2014, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2015; bảo vệ tốt diện tích rừng được giao quản lý, tăng độ che phủ, để đạt được điều đó, ban quản lý rừng phòng hộ đã phải có những sự chuẩn bị trước về kế hoạch, cũng như các phương án, biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. Vì vậy, lập phương án phòng cháy chữa cháy rừng là yếu tố cần thiết và quan trọng cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Bên cạnh đó, xác định thời kỳ trọng tâm, vùng rừng trọng điểm xảy ra cháy rừng cũng là điều quan trọng. Xác định mùa cháy chính là từ tháng 4 đến tháng 9, mà cao điểm là tháng 5,6,7 nên lực lượng luôn sẵn sàng tinh thần, xác định rõ phương án để đối phó. Từ đó, nâng cao năng lực chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, thực hiện tốt phương án 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy rừng (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Các biện pháp chữa cháy rừng cần đảm bảo 3 yêu cầu: dập tắt lửa kịp thời và triệt để; hạn chế ở mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện dụng cụ chữa cháy.

Khi phát hiện đám cháy xảy ra tuỳ theo tính chất, quy mô đám cháy, địa hình, tốc độ gió mà huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

 
 
Ban quản lý rừng phòng hộ kiểm tra tại khu vực trạm khe

Hơn nữa, nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng cháy chữa cháy rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn đơn vị quản lý, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Nắm rõ tình hình khả năng xảy ra cháy rừng trong địa bàn, nhắc nhở người dân thận trọng trong công tác dùng lửa và thông báo trên loa của xóm, khu vực để thường xuyên nhắc nhở người dân về ý thức dùng lửa và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Quản lý tốt người ra vào rừng và các hoạt động sản xuất của người dân địa phương, như hoạt động sản xuất nương rẫy, xử lý thực bì trồng rừng, việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng, không để cháy lan vào rừng.

Xây dựng củng cố kiện toàn lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR, xây dựng các công trình, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ cho các hoạt động PCCCR. Chòi canh lửa đã được đầu tư xây dựng trong các năm trức nhưng trong mùa cháy năm nay cần tu sửa lại như chòi canh trạm Khe Tròn, trạm Khe 4. Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng, nghiệp vụ quản lý cháy rừng cho lực lượng chuyên trách, các tổ đội chữa cháy rừng, cắt cử các cán bộ của các trạm quản lý bảo vệ rừng đã tham gia các lớp tập huấn về phổ biến cho cán bộ, người dân về kỹ năng nghiệp vụ chữa cháy rừng.

Trong thời kỳ cao điểm nắng nóng, đơn vị đội, trạm, kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuần tra để hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng cũng như việc tổ chức xử lý thực bì trồng rừng, làm rẫy.

 
PV

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/bql-rung-phong-ho-thanh-chuong-tap-trung-cong-tac-phong-chay-chua-chay-trong-dot-cao-diem-a1822.html