Xung quanh ở hai ngôi nghè ở xã Yên Giang (Bài 1)

Nhắc đến đời sống tâm linh, người dân ở xã Yên Phú, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nghĩ ngay đến 2 ngôi nghè làng linh thiêng. Hàng trăm năm nay, 2 ngôi nghè đã trở thành chủ đề về những câu chuyện đầy bí ẩn mỗi khi nhắc đến.



Những đạo sắc mà gia định Phạm Văn Hải ở thôn 5 vẫn đang lưu giữ. Ảnh: Sao Mai

Bài 1: DẤU TÍCH CỦA NGÔI NGHÈ LINH THIÊNG ĐA NẴM

Từ xa xưa đến nay, người dân ở làng Đa Nẵm, xã Yên Phú huyện Yên Định, tỉnhThanh Hóa vẫn còn truyền tai nhau nghe về câu chuyện đầy bí ẩn về ngôi nghè làng và dấu tích từ những sắc phong cổ. 

Sự tích về ngôi nghè Đa Nẵm 

Ở ngôi nghè làng Đa Nẵm (gồm có 3 thôn là thôn 4, thôn 5 và thôn 6) nhiều câu chuyện ly kỳ như về linh xà hiển linh giúp vua đánh giặc, thần linh về báo oán… 

Bên tách trà xanh nóng, ông Phạm Văn Hải (50 tuổi, trú tại thôn 5 thuộc làng Đa Nẵm, xã Yên Phú) là người đang giữ và thờ thần phả bằng chữ Hán viết về sự tích ngôi nghè linh thiêng của làng.

Cách đây hơn 10 năm, ông Lê Bá Chức (đã mất) - Nguyên Hội viên Văn nghệ Thanh Hóa - Khoa học lịch sử Việt Nam, nhà giáo nghỉ hưu cùng với ông Phạm Văn Tân (bố ông Hải) nghiên cứu và tạm phiên âm dịch chữ quốc ngữ. 
Theo bản dịch thì ngôi nghè Đa Nẵm có sự tích: Ở tại trang Đa Hòa, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa (tức làng Đa Nẫm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Có một cặp vợ chồng hiền lành, phúc hậu, hiền từ. Người chồng họ Lê, vợ mang họ Phạm. Cuộc sống của đôi vợ chồng này rất nghèo khó, ít kế làm ăn, chỉ chuyên nghề nông. Lấy nhau đã nhiều năm nay mà vẫn không có con. Đến khi tuổi cao, nhưng vợ chồng này vẫn không có một mụn con. Một hôm người vợ nằm mơ được bạch xà đầu thai và sau này người vợ đã có thai. Sau này đã hạ sinh được một con trai mặt mày sáng vào ngày 12 tháng 2 năm Nhâm Thìn. Khi người con lên 10 tuổi thì tai ương đã ập xuống gia đình. Cả chồng lẫn vợ đều bị bị bệnh và qua đời, người con phải nương nhờ ở nhà ông bác họ. 

Người con vốn tư chất thông minh, nhanh nhẹ, năm lên 14 tuổi cậu bé này đã đi xin học khắp nơi. Học được 6 năm thì văn học tinh thông, chữ nghĩa hiểu hết lục kinh thuộc lòng... Đến năm 19 tuổi, chàng thanh niên này ra khu đát bản trang Đa Hòa, thấy địa hình giống con rùa vàng. Sau đó đã một mình đến khu đất này, bỗng thấy một cô đào nương là người đẹp như tiên, môi son, má phấn, mắt phượng mày ngài có nhan sắc lạ lùng.

Chàng trai thấy đẹp lòng ưa thích và muốn hỏi ý về làm vợ. Nghe vậy, Đào nương tức giận, mày cau muốn chống lại thì bỗng nhiên trời đất tối tăm, ban ngày như ban đêm. Sau một khắc 2 giờ trời lại sáng bình thường thì người thanh niên đã hóa ở đất này. Người dân nghe tin tập chung ra xem thì thấy trên phần đất phong thành mộ kết, thiên táng. Từ đó trong bản người già đau ốm, vật nuôi bị hại nhiều. Nhân dân trong bản trang lập tức làm lễ xin lập miếu thờ phụng. Từ đó về sau nhân dân trong thôn đều yên bình khỏe mạnh. Hiện nay, nhân dân trong làng vẫn còn truyền nhau câu ca: “Nhân dân không bệnh khỏi lo/ Thái bình được hưởng càng cho phúc nhiều”.


Đến những năm 1039 - 1043, vào triều Lý Thái Tông, niên hiệu Càn Phù là một vị vua lấy chuyện đức cảm hóa lòng dân. Khi ấy, giặc Chiên Thành đem binh mã mạnh đến xâm chiếm nước ta. Nhà vua vội lên xe đem quân đến tận đồn quân Chiêm Thành đánh một trận những chưa phân thắng bại. Nhà vua tạm lui quân bày kế thì khi đi đến linh miếu thuộc bản thôn Đa Hòa, thấy một con bạch xà từ trong miếu ra chặn đường. Vua thấy thế đoán là linh xà ra nghênh đón tức là thần đến giúp nước, bèn lập đồn cho quân nghĩ ở đây. Vua hành lễ, tự thân đến cầu đảo. Đến nữa đêm nhà vua thấy trong miếu có một khối lửa sáng như sao bay từ miếu bay đến trước mắt lóe sáng. Sau đó vua đem lễ tạ rồi lên xa giá tiến binh lần nữa. Đến thẳng đồn quân Chiên Thành đại chiến một trận thì đang giao chiến bỗng thấy trong đồn giặc có cát bay mù mịt vào mắt mũi quân giặc làm chúng tối tăm tự đâm chém lẫn nhau. Quân ta không mất nhiều sức mà đánh đuổi được quân giặc.

Sau khi trận đánh đại thắng, nhà vua về cung cho quân lính ăn mừng và cùng lúc sai một quan cận thần đem sắc chỉ về bản thôn Đa Hòa truyền cho nhân dân sửa chữa lại linh miếu để thờ phụng và cấp thêm 30 quan tiền làm hương hỏa. Nhà vua còn phong chữ: Thượng đẳng thần vạn đời được cúng tế bằng sính lễ cùng quốc gia ăn mừng vui mãi. 
 


Sắc phong cổ

Các sắc phong cổ từ triều Lê và Nguyễn 

Từ đó ngôi nghè Đa Nẵm lúc nào cũng hương khói nghi ngút. Theo các cụ cao niên trong làng thì trước đây ngôi nghè được xây dựng gần 10 gian nhà, toàn bằng gỗ lim. Vào các ngày lễ, chỗ chập thì dân ở các làng đến làm lễ rất đông với nhiều trò chơi gian dân giân, đặc biệt là rước sắc phong từ nghè đi xung quang làng rồi rước về.

Hiện nay, những sắc chỉ hay còn đạo sắc đang được gia đình ông Phạm Văn Hải đang lưu giữ cẩn thận. Bao gồm 11 đạo sắc quý mà trước đây vua phong cho. 


Lý giải vì sao gia đình mình lại có 11 sắc phong cổ quý này thì ông Hải cho biết: Vài chục năm về trước, khi ngôi nghè Đa Nẵm này bị phá hủy thì bố ông đã mang thần phả và các sắc phong cùng với một số bài vị của ngôi nghè này mang về thờ phụng. Ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng những sắc phong này, nhưng ông Hải tỏ ý ngần ngại và nói: “Trước khi bố tôi qua đời đã bàn giao và căn dặn là thần phả và các sắc phong này phải cất giữ cẩn thận. Cha tôi đã căn dặn không cho người lạ xem. Chỉ có việc hệ trọng của dòng họ hoặc của làng mới được mang ra”. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng ông Hải cũng đồng ý làm lễ, thắp nhang xin tổ tiên, ông bà lấy từ trên bàn thờ họ Phạm xuống một hộp bằng gỗ, bên trong có chứa những ống nứa cất giữ các sắc phong. Ông Hải cẩn thận mở hộp lấy ra 11 đạo sắc phong được làm từ giấy dó, chữ viết trên giấy còn khá nguyên vẹn, sắc nét, mỗi đạo sắc đều có dấu ấn. 

Các đạo sắc này là dấu tích về các thời đại nhà vua của nước ta báo công về công trạng, bản cảnh thành hoàng làng Đa Nẵm đã công hiển ứng giúp vua đánh giặc ngoại xâm. Trong 11 đạo sắc thì có 5 đạo sắc của triều Lê và 6 đạo sắc của triều Nguyễn. 

Rời gia đình ông Hải, chúng tôi tìm đến nhà ông Thiều Huy Quân ở thôn 4, xã Yên Phú cũng đang cất giữ cẩn thận 1 sắc phong khác có liên quan đến nghè Đa Nẵm. Theo ông Quân thì sắc phong này vẫn còn đang là một bí ẩn, chưa biết dấu tích sắc phong này là đời vua nào... 
 


Hiện trạng ngôi nghè này chỉ còn một bát hương mà người dân cúng vào ngày lễ tết. Ảnh: Sao Mai

Những câu chuyện kỳ bí xung quanh ngôi nghè

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì sau một vài biến cố lịch sử thì ngôi nghè đã bị phá bỏ. Trong làng bắt đầu xảy ra những chuyện bất thường, người già thường đau ốm, làm đâu mất đó. ông Lê Ngọc Huy (92 tuổi, trú tại thôn 5, xã Yên Phú) là một trong những người an hiểu về lịch sử của làng kể lại: Một hôm, trong làng có một ông tên là Đốc đã đốt dãy cây lau cù không may cháy lan sang nghè. Dân làng ở xa nên đến dập lửa thì quá muộn. Sau đó, ông Đốc bị dân làng đuổi ra khỏi làng và gọi thầy đến cúng để dựng lại nghè. Sau đó, đất nước ta cải tổ trừ mê tín dị đoan nên chùa chiền, đình, miếu… bị phá bỏ. Trong đó ngôi chùa này cũng bị phá và những đồ đặc trong nghè thì lấy làm đường, người lấy bán hoặc mang về nhà sử dụng. Nhưng sau đó, không ai bảo ai, mọi người lại mang nghè trả lại những thứ đã lấy ở ngôi nghè này về dùng. “Người nào mang đồ từ nghè về không ốm đau thì cũng có chuyện gì không hay xảy ra”, ông Huy cho biết. 

Bên cạnh đó, trong quần thể của ngôi nghè này còn gắn liền với 2 cái giếng. Trong đó, một giếng là chuyên lấy nước để cúng ở nghè, không ai ở làng được mang đồ bẩn thỉu hoặc chăn thả trâu bò gần khu vực này, được người dân là giếng thờ. Còn một giếng khác có tên giếng u là nơi người dân lấy nước uống và sinh hoạt. Hiện tại, giếng thờ sau khi san lấp để trồng hoa màu nhưng hiện tại thì mảnh đất ở trên miệng giếng này đã bị bỏ hoang.
 


Giếng thờ nay người dân bỏ hoang. Ảnh: Sao Mai

Ông Trịnh Văn Lảng, trú tại thôn 5, xã Yên Phú là người đã lấp san giếng thờ để làm ruộng cho biết: “Ngày xưa đói lắm, chỉ mong có mảnh đất làm thêm thóc cho con cái có hạt gạo mà ăn, Nhưng sau khi san lấp gia đình gặp một số chuyện không hay như con cái luôn gặp nạn, các vật nuôi trong nhà hay bị chết… Từ đó đến nay, gia đình tôi không làm nữa”.

Hiện nay, những câu chuyện ly kỳ mê hoặc vẫn luân được người dân nơi quan tâm đến đời sống tâm linh. Hiện tại, trên nền móng ngôi nghè này, người dân đặt một bát hương cẩn thân trên những viên gạch để ngày lễ tết đến thắp hương. 

Theo bản dịch mà ông Lê Bá Chức tạm dịch ra chữ quốc ngữ thì các đạo sắc này mà ông có thời gian từ niên hiệu vua Cảnh Hưng năm thứ 28, 32, 44 và 44 (tức vào các năm dương lịch 1767, 1771, 16/5/1783, 26/7/1783); Niên hiệu vua Chiêu Thống năm thứ nhất 1 (vào năm 1787); Niên hiệu vua Tự Đức vào năm thứ 7, 10, 33 ( vào những năm 1854, 1857, 1880); Niên hiệu vua Đồng khánh đời thứ 2 (vào năm 1886), Khải Định vào đời thứ 2 và 9 (vào năm 1917 và 1924). 

Còn tiếp...

 
Sao Mai

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/xung-quanh-o-hai-ngoi-nghe-o-xa-yen-giang-bai-1-a17732.html