Phát hiện giếng cổ có cấu trúc bằng gỗ 7.000 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học tại Cộng hòa Séc mới đây đã phát hiện ra một giếng cổ có tuổi đời 7.000 năm ở phía Đông châu Âu. Đây được cho là một trong những giếng cổ có cấu trúc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới.

 
Giếng gỗ được phát hiện ở Cộng hòa Séc là 'lâu đời nhất thế giới'.

Theo các nhà nghiên cứu, chiếc Giếng có hình vuông, cao 140 cm, với diện tích 80 x 80 cm, được xây dựng bằng gỗ sồi bởi những người nông dân khoảng 5256 trước Công nguyên (TCN). Các nhà nghiên cứu tại Cộng hòa Séc cho biết, thời đại giếng này được làm ra đã đưa nó trở thành công trình khảo cổ bằng gỗ có niên đại lâu đời nhất trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu đang phát triển một quy trình để làm khô gỗ và bảo quản nó mà không bị biến dạng bằng cách sử dụng đường để củng cố cấu trúc tế bào của gỗ.
 

Thiết kế của nó làm sáng tỏ các kỹ năng kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu không nghĩ rằng người thời đại đồ đá mới sở hữu.

Thiết kế bao gồm các trụ góc có rãnh với các tấm ván chèn. Kiểu xây dựng này cho thấy bí quyết kỹ thuật tiên tiến và cho đến nay là loại duy nhất được biết đến từ khu vực và khoảng thời gian này.

Hình dạng của các yếu tố cấu trúc và dấu công cụ được bảo tồn trên bề mặt của chúng khẳng định các kỹ năng làm mộc tinh vi.

Đây là giếng thứ ba từ thời kỳ đồ đá mới được tìm thấy ở Cộng hòa Séc trong bốn năm qua.
 
Theo bvhttdl.gov.vn

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/phat-hien-gieng-co-co-cau-truc-bang-go-7000-nam-tuoi-a16879.html