Chùa Phước Kiển. Ảnh: Internet
Sư thầy Thích Huệ Từ (81 tuổi, trụ trì chùa) cho biết chùa Phước Kiển có lịch sử hơn 100 năm. Khoảng giữa năm 1954, vị trụ trì đầu tiên viên tịch, lúc này thầy Thích Huệ Từ mới 17 tuổi đã nhận ni bát, kế thừa ngôi chùa theo di nguyện và trở thành trụ trì đời tiếp theo của chùa cho đến nay. 65 năm trụ trì ở chùa Phước Kiển, sư thầy Thích Huệ Từ đã chứng kiến nhiều chuyện li kỳ huyền bí ở ngôi chùa này.
Cảnh quan chùa khá rộng rãi, thoáng đãng, các tượng Phật cũng được làm sống động và tinh xảo. Tuy kiến trúc không có gì đặc sắc nhưng trong chùa có một loài sen kỳ lạ và hiếm thấy không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước Đông Nam Á.
Sư thầy kể: Không biết tự bao giờ, chiếc ao trong sân chùa xuất hiện một loài sen lạ, lá sen hình tròn có đường kính rộng đến hơn 2 mét, cõng được một người lớn nặng hơn 60 ký.Từ khi có loài sen lạ, khách thập phương khắp nơi trong vùng kéo đến chiêm ngưỡng rất đông, dịp lễ Tết mỗi ngày có đến hàng ngàn người đến vãn cảnh. Baodulich.net.vn cho hay.
Ngoài loại sen có lá khổng lồ thì trong chùa Phước Kiển còn sở hữu nhiều “bảo vật” khác, trong đó có 6 con rùa.
Trong 6 con rùa thì có 1 con 106 tuổi (nặng 15 kg), 1 con 101 tuổi (nặng 13 kg), được gọi là “cụ rùa”. Đặc biệt là con rùa nhỏ tuổi nhất lại chỉ ngủ mùng, không bao giờ chịu xuống nước.
Hai "cụ rùa" đều ăn chay, đặc biệt rất thích rau muống. Ảnh: Internet
Theo lời kể của sự trụ trì Thích Huệ Tứ trên báo VietNamNet, thời chiến tranh loạn lạc, 2 ông rùa cũng có số phận kỳ lạ. Hai cụ thường xuyên bị bắt trộm. Kỳ lạ là chỉ một thời gian sau, người ăn trộm lại tự mang rùa đến chùa để nhận tội. Những người đó nói, từ khi trộm rùa đem về nhà thì gặp đau ốm liên miên nên hoảng sợ đem trả về chùa. Từ đó đến nay các cụ rùa sống trong chùa.
Đặc biệt, cả 2 ông rùa đều ăn chay, rất thích rau muống. Nếu ai nghịch đem thịt, cá đến thì 2 "báu vật” này không bao giờ ăn mà bò đi nơi khác.
Ngoài ra, mỗi khi nghe sư ông tụng kinh, 2 cụ rùa dù đang ở đâu cũng bò về nằm phục, chăm chú lắng nghe tiếng kinh Phật.
Cũng vì tuổi đời cả trăm năm lại biết “tu hành” nên những cụ rùa này được khách thập phương đến thăm chùa vô cùng yêu mến. Nhiều người đến đây gọi những cụ rùa bằng "ông quy”.
P.V (Tổng hợp)