.gif)
Thỉnh Tiền hiền, Hậu hiền, Tiền vãng, hương chức về chánh điện.
Phần lễ được Ban Bảo vệ di tích tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống gồm: tụng kinh cầu quốc thái dân an; thỉnh Tiền hiền, Hậu hiền, Tiền vãng, hương chức về chánh điện; khởi cỗ nghênh Thần; vén màn khai lễ; tế tiền vãng, hương chức và anh hùng liệt sĩ; lễ Túc yết; xây chầu đại bội; lễ Đàn Cả; cúng tạ Thành Hoàng và an vị hồi chầu; lễ Tống tàu; thỉnh Tiền hiền, Hậu hiền, Tiền vãng và hương chức hồi vị.
Đến dự lễ Xuân tế cầu an, du khách và nhân dân còn được tham gia các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, đập nồi, chạy xe đạp chậm, xem hát bội vào tối 20/3 và ngày 21/3/2019.
Lễ Xuân tế cầu an tại di tích Công Thần miếu diễn ra trong 4 ngày (từ 19/3- 22/3/2019, tức từ 14- 17/2 âm lịch).
Ông Phan Văn Khải- Trưởng Ban Bảo vệ di tích Công Thần miếu- cho biết: “Hàng năm, tại di tích diễn ra nhiều lễ hội, nhưng lễ Xuân tế cầu an là lễ hội lớn nhất và thu hút rất đông du khách, người dân trong và ngoài tỉnh đến tham gia cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, nhà nhà hưng thịnh, phước, lộc, thọ trường niên”.
Minh Triết
Theo Vĩnh Long