Nguyễn Trường Tộ. Ảnh tư liệu
1. Đề nghị cải cách về luật pháp
Nguyễn Trường Tộ đề nghị nhà nước phải trị dân theo luật pháp. Ông nói “quan nhờ có luật mà cai trị được, dân nhờ có luật mới không ngang tàn trái phép, tất cả những việc trừng phạt đều căn cứ vào luật”. Ông còn nhấn mạnh các triều vua từ trước đến nay, giữ được nước, trị được dân cũng nhờ hiểu luật, ông đề nghị triều đình theo các nước phương Tây đặt một ngạch uan xử đoán các án kiện. Quan này chỉ có lên cấp chứ không được giáng cấp; vua và quan đại thần trong triều không được giáng cấp họ. Vì có như vậy họ mới có được tự do giữ luật. Không bị ai khống chế, tất cả mọi việc xử phạt đều do họ. Vua muốn xử ai cũng phải qua tay họ, như thế mới công bằng và giữ được đức “nhân ái của vua”. Ông nói vua quan không can dự vào việc ngũ hình để tỏ ra đạo nhân ái. Như chế độ cổ xưa, vua có 3 việc ân xá ( một là trẻ con, hai là bà già, ba là người ngu dại) vậy là người nào có tội phải giết, đó là quốc dân giết chứ không phải vua giết).
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cho mở khoa Luật học để cho quan lại và dân hiểu được luật. Ông nói “ Bất luận quan hay dân đều được học, học luật nước và luật mới thêm vào từ đời Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia. Trong đó cũng nói rõ về Tam Cương Ngũ Thường cho đến chính sự của sáu bộ”. Ông nêu rõ tầm quan trọng của việc mở khoa luật học. Ông đã đề nghị với triều đình “tất cả những người vào thi, trước hết buộc phải thi khoa luật và các khoa thực dụng hiện thời”.
Nguyễn Trường Tộ thì việc cải cách luật pháp và mở khoa Luật học là muốn xóa bỏ những tệ đoan trong xã hội. Việc cải cách của ông muốn cho quan và dân hiểu luật. Từ đó lấy luật pháp mà cai trị thì trong nước sẽ hết những tệ đoan. Luật pháp cũng không hẳn như Nguyễn Trường Tộ nói bởi vì nếu chỉ dùng pháp trị mà không giáo dục thì chỉ làm cho nhân dân thêm oán giận mà thôi.
2. Đề nghị chấn chỉnh lại bộ máy quan lại
Nguyễn Trường Tộ cho rằng: có pháp luật để trị nước những cũng cần có người thực hiện tốt. Ông đã nêu lên tình trạng thối nát của bộ máy quan liêu nước ta và ông đề nghị phải chấn chỉnh bộ máy quan lại. Ông nói “Nếu triều đình tìm được người nào có thực tâm trong sạch, phái ra Bắc Kỳ điều tra, và vào Gia Định, giả định thường dân điều tra kín đáo, mới biết mấy lời của tôi không phải nói dối mà còn biết rõ phủ huyện nhiều tệ đoan hơn nữa, tôi không dám nói ra”. Cho nên trong bản “Tế cấp bát điều” ông để riêng một điều khoản “xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt quan lại và khóa sinh”. Nội dung của điều khoản này có đề cập đến mấy vấn đề chính đó là phải tăng cường cho bộ máy quan lại của triều đình, phải giảm bớt quan lại ở các phủ huyện, bỏ lệ ưu đãi khóa sinh. Những đề nghị trên của Nguyễn Trường Tộ nhằm sửa đổi một phần nào tình trạng bất lực, cồng kềnh, thối nát của bộ máy quan liêu phủ huyện. Ngoài những đề nghị cải cách trên, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị với triều đình vẽ bản đồ cương giới, cũng như điều tra dân số và làm thống kê về tất cả mọi mặt sinh hoạt của đất nước. Nếu làm tốt được những điều đó thì triều đình sẽ quản lý được đất nước một cách tốt nhất.
Nhưng cuối cùng, những đề nghị cải cách về chính trị của Nguyễn Trường Tộ cũng chỉ giới hạn ở chỗ chấn chỉnh lại chính quyền nhà nước bộ máy quan lại đương thời, để nhằm mục đích tăng cường quyền lực cho vua quan mà thôi. Tuy nhiên những đề nghị cải cách về chính trị của ông có những mặt tích cực như: Về quan niệm trung quân của Nguyễn Trường Tộ ít nhiều cố phảng phất màu sắc tư sản. Ông cho rằng vua cũng phải tuân theo pháp luật, mọi việc phải do dân bàn bạc, Nguyễn Trường Tộ cũng có ít nhiều tư tưởng bình đẳng, danh phận, nghề nghiệp nào cũng đáng quý và được hưởng thụ theo năng lực, đó cũng là một trong những tư tưởng tiến bộ chịu ảnh hưởng của nền dân chủ tư sản phương Tây. Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên được một số biện pháp tích cực để đẩy lùi tình trạng đó. Sự tiến bộ này của Nguyễn Trường Tộ ở đây là đã biết chống lại những tệ đoan của xã hội nước ta lúc bấy giờ. Ông đã dám phê phán những tệ nạn sai trái của triều đình nhà Nguyễn. Ông cũng có những biện pháp tốt để quản lý đất đai. Tuy không phải là một nhà chính trị nhưng những đề nghị về cải cách của ông cho chúng ta thấy ông là người có kiến thức sâu rộng về thể chế nhà nước, về luật pháp, đó là những tư tưởng tiến bộ ảnh hưởng trực tiếp của của các nước tư bản phương Tây.
Đây là những mặt tích cực của Nguyễn Trường Tộ với đề nghị cải cách về chính trị, nhưng ngoài những mặt tích cực kể trên thì Nguyễn Trường Tộ xòn mang nặng tư tưởng trung quân, tư tưởng này là tuyệt đối và đôi khi còn quá mù quáng. Đó là nhược điểm tất nhiên của cuả Nguyễn Trường Tộ, do laaoj trường giai cấp và điều kiện lịch sử của thời đại ông chi phối. Tư tưởng này là sản phẩm của Nho giáo của nền quân chủ chuyên chế phương Đông. Theo Nguyễn Trường Tộ thì vua là thượng đế, là người có quyền hành tối cao, mọi quyền hành trong nước phải tập trung vào tay vua. Đó là sự biểu hiện của nền quân chủ chuyên chế đã lạc hậu, lỗi thời, là vật cản của bánh xe lịch sử. Đây là điểm hạn chế tất yếu của Nguyễn Trường Tộ cũng như các nhà Nho đương thời, họ chỉ biết trung thành tuyệt đối với vua mặc dù cho ông vua đó có ngu dốt, bạo ngược, có thể nói đây là tư tưởng “ngu trung”. Cho dù đã được đi ra nước ngoài, chịu ảnh hưởng, tiếp xúc của nền văn minh phương Tây, nhưng rốt cuộc Nguyễn Trường Tộ vẫn không thể nào vượt lên được cái tư tưởng trung quân đó. Chính tư tưởng này đã làm cho những cải cách về chính trị của ông bị hạn chế rất lớn.
Nguyễn Trường Tộ đã sai lầm khi cho rằng “vua quan là vốn của nước”, đây là một lập trường đứng trên nhân dân. Sai lầm này là do ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng “trọng vương khinh bá” của Nho giáo - tư tưởng chỉ coi trọng vua quan mà khinh nhân dân.
Chủ trương không có đấu tranh giai cấp của Nguyễn Trường Tộ là một tư tưởng sai lầm. Trong xã hội phong kiến nước ta lúc bấy giờ đầy rẫy những bất công, bất bình đẳng về giai cấp mà Nguyễn Trường Tộ lại cho rằng “mỗi bổn phận có một cái cao quý riêng” và “không nên đứng núi này trông núi nọ”, ông muốn điều hòa mâu thuẫn giai cấp bằng cách vỗ về, an ủi họ thực hiện đúng bổn phận của mình. Đấy là một điều không tưởng. Mặt khác Nguyễn Trường Tộ cũng sai lầm khi đánh giá nguyên nhân thối nát, tham ô của quan lại. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho quan lại tham ô là vì lương ít. Điều này chứng tỏ Nguyễn Trường Tộ không thấy được bản chất thối nát, phản động của quan lại. Họ tham ô không phải là lương ít, mà là do họ muốn làm giàu bằng cách vơ vét của cải của nhân dân. Đúng là triều đình vần phải tăng lương cho quan lại, nhưng tăng lương để tránh nạn tham ô như Nguyễn Trường Tộ thì chưa đúng.
Cái hạn chế của Nguyễn Trường Tộ chính là quá đề cao đến việc dùng luật pháp để cai trị. Ông cho rằng luật pháp là đạo đức. Điều này cũng không đúng, vì nếu cai trị bằng luật pháp khong thôi, điều gì cũng chiếu theo luật pháp thì đâu còn “một bồ cái lý bằng một tý cái tình” của dân tộc ta. Điều chủ yếu trước tiên là phải ban cho dân một số quyền lợi chính đáng, tại điều kiện cho họ thi hành pháp luật, nhưng Nguyễn Trường Tộ không đề cập đến nên những mặt hạn chế của ông về chính trị cũng là điều tất yếu.
Vương Quốc Hoa