Trong kho cổ vật này, một hiện vật rất lạ mà anh gọi là chuông đá, đây là hòn đá hình trụ, dài 2,60m đường kính khoảng 60cm, nặng 700kg và phát ra âm thanh rất kì lạ.
Bộ cổ vật bằng đá rất quý hiếm do anh Thành sưu tầm suốt 20 năm qua trên vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió
Dẫn chúng tôi ra khu “bảo tàng” trưng bày cổ vật trong khu vườn của mình, anh Thành chia sẻ: “Khi tôi làm nghề thợ sửa chữa máy móc làm đường. Một lần, anh em công nhân san lấp đường đã đào thấy những khối đá rất đẹp. Thấy lạ và thích thú, liền đem những khối đá lạ về trưng bày. Thế là, qua mấy mươi năm làm nghề cầu đường, tôi đã chở về hàng chục tấn cổ vật, cùng những thân cây hóa thạch chỉ để làm cảnh”.
Năm 2009, một đoàn công tác của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam do PGS. TS. Phạm Văn Lực làm trưởng đoàn ghé vào nhà anh Thành tham quan “kho” cổ vật. Nhìn thấy những cổ vật bằng đá, các nhà khoa học đã nhận định ngay rằng, đây là những báu vật có giá trị đặc biệt về địa chất và cổ sinh địa tầng của mảnh đất Tây Nguyên.
Tháng 3/2010, PGS.TS Lưu Đàm Cư, Phó Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, cử đoàn khảo sát vào tận nhà anh Thành để khảo sát và tìm hiểu về “bảo tàng” đá. Theo lý giải của các nhà khoa học thì bộ sưu tập của anh Thành có giá trị rất lớn, nó (cổ vật hóa thạch - PV) là mật mã lý giải cho quá trình hình thành vùng đất Tây Nguyên.
Chiếc chuông đá dài 2,60m đường kính khoảng 60cm, nặng 700kg và phát ra âm thanh rất kì lạ phát âm thanh kỳ lạ khiến nhiều người thích thú
Anh Hoàng Thành (chủ nhân bộ cổ vật), bên chiếc chuông đá đăch biệt của mình
Căn cứ vào những hiện vật có được, các nhà khoa học cổ sinh vật kết luận: Lịch sử của mảnh đất Tây Nguyên bắt đầu từ gần 200 triệu năm trước, khi đó, vùng đất này vẫn đang chìm dưới đáy biển, trải qua quá trình kiến tạo địa tầng hết sức phức tạp và sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa đã đẩy một vùng đất bao gồm Tây Nguyên của Việt Nam, phía Đông Bắc Camphuchia, Nam Lào nổi lên cao như ngày nay.
Chiếc chuông đá đặc biệt
Gần 20 năm đi tìm cổ vật, anh Hoàng Thành đã đem về cho mình một “bảo tàng thiên nhiên” đặt trong khu vườn nhà mình một số lượng lớn cổ vật có giá trị. Trong kho cổ vật này, một hiện vật rất lạ mà anh gọi là chuông đá, đây là hòn đá hình trụ, dài 2,60m đường kính khoảng 60cm, nặng 700kg và phát ra âm thanh rất kì lạ. Đặc biệt, thời tiết càng lạnh thì tiếng chuông càng trong trẻo, vang xa. Ngược lại, trời càng nắng nóng thì tiếng chuông rất trầm hoặc không phát ra tiếng kêu.
Về sự kì lạ này, anh Thành cho hay: “Khi nhiệt độ giảm có thể làm cho các cấu trúc đá bị co lại hoặc thay đổi, khi con người dùng vật nào đó đập vào hòn đá, ngay lập tức, những âm thanh này được lan truyền theo các cấu trúc đá, có lẽ vì thế mà tiếng chuông ngân vang khi trời lạnh”.
Chiếc chuông đá được anh Hoàng Thành tìm thấy cách đây 5 năm tại vùng núi Chư Yang Sin (huyện Lắk, Đắk Lắk). “Có được chiếc chuông đá cũng là cái duyên. Những lúc làm cùng anh em cầu đường, thấy những khối đá to và đẹp được bê lên và phá đi. Lúc đó, xin anh em mang những khối đá này về nhà lưu giữ, và “vô tình sở hữu được chiếc chuông đá được biệt này”, anh Thành chia sẻ thêm.
Lúc đưa về cũng nghỉ nó là viên đá bình thường thôi. Mãi đến năm 2006, khi tôi di chuyển để trang trí cho quán cà phê thì mời phát hiện ra điều kì lạ của chuông đá. Chuông đá rất nặng nên tôi đã lấy balan di chuyển, khi sợi dây xích nhấc bổng viên đá lên thì vô tình khối đá va chạm và phát ra tiếng kêu rất kì lạ, giống như tiếng chuông ở chùa. Lúc này, mọi người tiếp tục đánh thì chuông càng phát ra âm thanh. Nhiều người kéo đến xem chuông đá và tỏ ra rất ngạc nhiên vì từ trước đến nay, chưa có một hiện vật cổ nào như thế được phát hiện.
Đã nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, địa chất và cổ sinh địa tầng đến nhà anh Thành tìm hiểu, nghiên cứu về những cổ vật và chuông đá kỳ lạ, tuy nhiên việc lý giải nó chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán chứ chưa thể đưa ra kết luận chính thức. Còn khi trời lạnh hoặc trời mưa thì nhiệt độ thấp làm cho cấu trúc đá không thể giãn nở ra được, mặt khác, nước mưa ngấm vào đá có thể cũng làm thay đổi cấu trúc bên trong của khối đá, điều này khiến nó không thể phát ra âm thanh khi mùa đông, hoặc trời mưa.
Từ khi phát hiện chiếc “chuông đá” kỳ lạ, đã có nhiều người từ khắp nơi đến khu vườn anh Thành chiêm ngưỡng. Năm 2013, anh Thành đã bán và hiến tặng cho Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam gần 11 tấn hóa thạch với hơn 1.000 cổ vật lớn nhỏ bao gồm: Các hóa thạch Amamonoidea, gỗ hóa thạch… Và anh cũng đã đưa về Bảo tàng Đắk Lắk 11 cổ vật để phục vụ cho việc nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và thăm qua của du khách. Sắp tới, anh Thành muốn được đem tất cả các sưu tập của mình để phục vụ cho cộng đồng và xã hội để họ được tìm hiểu về lịch sử của vùng đất Tây Nguyên.
Xuân Trần