Phan Thanh Giản: Sỹ phu yêu nước đất phương Nam

Bởi vì việc làm của Phan Thanh Giản lúc đó phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ triều đình Huế! Ông biết mình đã có lỗi với dân tộc với đất nước, cho nên ông mới tuyệt thực và cuối cùng là uống thuốc độc tự tử, việc ông giao thành cho thực dân Pháp cũng là vì bất đắc dĩ nên mới phải làm như vậy. Chính vì thế, những người nghiên cứu sử học ngày nay, khi đánh giá về Phan Thanh Giản, họ đã có những phán xét công bằng hơn, và đánh giá cao nhân vật lịch sử này.

Phan thanh Giản sinh năm Bính Thìn 1796, và mất năm Đinh Mão 1867, tự là Tĩnh Bá, và Đạm Như. Hiệu là Lương Khê và Ước Phu, người làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An (ngày nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
 

Phan Thanh Giản không xuất thân trong dòng dõi có truyền thống khoa bảng, nhưng ông chăm học, thong minh, ông sớm mồ côi mẹ. Năm 29 tuổi Phan Thanh Giản đi thi và đỗ cử nhân. Năm 1826, ông tròn 30 tuổi, đi thi và đỗ Tiến sỹ. Phân Thanh Giản chính là vị Tiến sỹ đầu tiên ở miền Nam, ông làm quan trải qua ba đời vua là Minh Mệnh, Thiệu Trị, và Tự Đức.
 
Trong cuộc đời làm quan của mình, Phan Thanh Giản từng nhiều lần được thăng chức và cũng nhiều lần bị giáng chức, ông từng giữ các chức ở Viện cơ mật, ở Quốc sử quán, ở bộ Binh, từng làm đến Hiệp biện đại học sỹ, Thượng thư bộ Hình và bộ Hộ, ông từng đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) và đi sứ sang cả Indonexia.
 
Năm Mậu Ngọ 1858, thực dân Pháp nổ sung vào Đà Nẵng xâm lược nước ta, đến năm 1862, thực dân Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông ở Nam Kỳ, Phan Thanh Giản được triều đình Huế cử làm đại diện ký hang ước Nhâm Tuất 1862.
 
Năm Quý Hợi 1863, Phan Thanh Giản lại được cử làm Chánh sứ, cùng với hai Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đảm, sang Pháp thương nghị, mong muốn chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, nhưng không đạt được kết quả. Trở về nước, ông lãnh trách nhiệm Kinh lược sứ ở tỉnh Vĩnh Long, tâm trạng của ông kể từ khi đi sứ trở về trở nên bi quan trước hiện trạng của đất nước.
 
Năm Đinh Mão 1867, lúc đó Phan Thanh Giản đang giữ chức Kinh lược sứ ở ba tỉnh miền tây Nam Kỳ, thì thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Kỳ, Phan Thanh Giản đã không chống cự, bởi vì ông biết rằng có chống cự cũng vô ích, cho nên ông đã nộp thành cho địch (thực tế thì ông vẫn phải chịu sự chỉ đạo từ triều đình Huế), từ đó ba tỉnh miền tây cũng đã rơi vào tay thực dân Pháp. Như vậy, đến năm 1867, lục tỉnh đã hoàn toàn nằm trong tay thực dân Pháp.
 
Sau khi nộp ba tỉnh miền tây cho thực dân Pháp, Phan Thanh Gản đã tuyệt thực, nhịn ăn 17 ngày, và vào ngày 4/8/1867 ông uống thuốc độc tự tử, hưởng thọ 71 tuổi. Việc làm của Phan Thanh Giản nộp thành cho giặc đã bị rất nhiều người lên án, đặc biệt là các sỹ phu yêu nước, những người thuộc phe chủ chiến cũng lên án ông.
 
Về sau này trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) cũng có rất nhiều người lên án ông, phê phán ông rất gay gắt. Nhưng sau khi hòa bình được lập lại, người ta lại đánh giá về Phan Thanh Giản khác trước đó rất nhiều. Bởi vì việc làm của Phan Thanh Giản lúc đó phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ triều đình Huế! Ông biết mình đã có lỗi với dân tộc với đất nước, cho nên ông mới tuyệt thực và cuối cùng là uống thuốc độc tự tử, việc ông giao thành cho thực dân Pháp cũng là vì bất đắc dĩ nên mới phải làm như vậy. Chính vì thế, những người nghiên cứu sử học ngày nay, khi đánh giá về Phan Thanh Giản, họ đã có những phán xét công bằng hơn, và đánh giá cao về nhân vật lịch sử này.
 
Phan Thanh Giản vốn đã từng đỗ đạt Tiến sỹ, cho nên trong cuộc đời của mình, ông cũng đã sáng tác rất nhiều, cho nên sau khi mất, ông đã để lại cho đời một số tác phẩm chính sau: Lương Khê thi thảo; Lương Khê văn thảo; Sứ Thanh thi tập; Tây phu nhật ký; Việt sử thong giám cương mục; Minh Mệnh chánh yếu; Sứ trình thi tập v.v…
 
Vương Quốc Hoa

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/phan-thanh-gian-sy-phu-yeu-nuoc-dat-phuong-nam-a12578.html