Đọc tiểu thuyết Trăng Quê của Trọng Bảo

Cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, nhưng không phải mô tả chiến tranh trực tiếp ở chiến trường, mà là cuộc chiến ở hậu phương miền Bắc, nhằm chống giặc Mỹ bắn phá miền Bắc. Không phải là việc mô tả trực tiếp về một đơn vị bộ đội, mà chỉ là dân quân trực chiến của một xã, nhưng cuộc chiến ấy đã diễn ra vô cùng ác liệt, và thậm chí là đau thương mất mát cũng vô cùng lớn. Nhưng cuộc chiến ấy cuối cùng cũng giành được thắng lợi.

Trăng Quê là một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của nhà văn Trọng Bảo, sách do nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2017.
 

Nội dung cuốn tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện kể về một trung đội dân quân thường trực của làng Hạ, xã Hòa Sơn. Trung đội dân quân này được trang bị một khẩu pháo 12 ly7 được đặt ở trận địa khu đồi Ma đón long bắn may bay địch bổ nhào từ dãy núi Tam Đảo xuống đánh phá thủ đô Hà Nội, đồng thời bảo vệ cây cầu sắt qua con sông Phó Đáy khi con đường 2C trở thành tuyến giao thông huyết mạch lên Truyên Quang, Yên Bái. Đơn vị dân quân cũng làm nhiệm vụ cảnh giới phát hiện máy bay địch từ xa và phát lệnh báo dộng phòng không cho nhân dân kịp xuống hầm tranh bom đạn khi có máy bay địch xuất hiên.
 
Cuốn tiểu thuyết được tác giả đề cập đến tất cả 48 nhân vật, trong đó có nhiều nhân vật chỉ được nhắc đến tên có một vài lần như cái Linh, bà Quỳnh, anh Quyến, anh Đang, cái Sa, ông Tô, ông Đồng, bà Hậu, ông Lực, địa chủ Bân, , bà Nhu, cái Mận, cái Hường, lão Thống, thằng Biên, ông Đáng, bà Thêm, Ngọc, cu Tũn, cu Sứt v.v… Trăng Quê chủ yếu được tác giả xoay xung quanh 7 nhân vật là Chị Nhân,, Chị Tình, Nam, Liên, Na, lão Vận, Hừng Thọt và Phạm Bản.
 
Chị Nhân, nhân vật đầu tiên xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết được tác giả miêu tả là một người con gái đẹp vào loại nhất nhì của làng Hạ. Gần 20 tuổi rồi mà chị Nhân chưa một lần đụng chạm với đàn ông, đêm chia tay người yêu tên là luận lên đường nhập ngũ, hai người ngồi bên nhau suốt đêm cũng chỉ mới dám nắm tay nhau. Chiến tranh xảy ra ngày càng ác liệt, khi trung đội dân quân trực chiến được thành lập trên đồi Ma, chị Nhân cùng trung đội dân quân ngày đêm trực chiến.

Nhận được tin anh Luận hy sinh, chị Nhân rất buồn, đúng lúc đó xuất hiện tay phó tiến sỹ Dương Thụy, một tay cán bộ của thư viện Quốc gia về sơ tán tại làng Hạ, Dương Thụy cũng xin ra nhập trung đội dân quân trực chiến làng Hạ, và Dương Thụy nhân cơ hội đó tiếp cận tán tỉnh được chị Nhân. Lúc chị Nhân có bầu với Dương Thụy, cũng là lúc tai nạn ập đến. Trong một lần trực chiến trên đồi Ma, máy bay Mỹ ném bom trúng trận địa, bị sức ép của quả bom khiến cho chị Nhân cho xảy thai, còn tên Dương Thụy lúc đó do quá hoảng loạn, sợ quá bị ngất xỉu, mặt úp xuống vũng bùn nhão, may mà có người phát hiện kịp nên không chết.
 
Bố mẹ tên Dương Thụy vốn làm to, biết được tin, liền nhân cơ hội đó, lên đón y về Hà Nội  điều trị và an dưỡng. Sau đó Dương Thụy được bố mẹ y xin cho đi du học tại Liên Xô để nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sỹ về văn hóa với quá trình phát triển của xã hội loài người.
 
Chị Nhân buồn và chán nản, quá mệt mỏi với những lời đàm tiếu với tay Dương Thụy họ dê, chị liền viết đơn xin đi thanh niên xung phong, đơn của chị được chấp thuận ngay. Sau hiệp định Paris năm 1973, chị Nhân trở về quê lấy chồng, chồng chị là một chiến sỹ công binh, anh chị đã gặp nhau trên tuyến đường Trường Sơn, nơi anh đã công tác ở tuyến đường này hơn chục năm trời. Chồng chị Nhân cũng được về phục viên sau đó.
 
Khi chị Nhân có bầu, cả nhà chồng chị ai cũng vui lắm,họ chờ đợi đứa cháu đích tôn ra đời để nối dõi tông đường. Nhưng đứa con sinh ra đã khiến cho bà mẹ chồng mới nhìn thấy đã ngất đi, đứa bé sinh ra bị dị dạng, tật nguyền, nhưng thời bấy giờ không ai biết đó là di chứng của chất độc màu da cam, mà chỉ nghĩ đích thị là loai yêu quái lộn kiếp thành người, nó không biết nói, không biết đi, chỉ biết nằm ngữa mặt lên trời.
 
 
Sau đứa con này, chị Nhân không có thai lại nữa, anh chồng thì chán nản, suốt ngày rượu chè cờ bạc, còn bà mẹ chồng thi suốt ngày nguyền rủa chị đem ma quỷ đến nhà. Cuối cùng chị Nhân đành đem con về nhà mẹ đẻ, mẹ con bà cháu bỏ làng ra đi, đến chân núi Sáng, chị Nhân dựng một túp lều nho nhỏ, đói no nhờ vào nương sắn và gánh hàng rau mua đầu chợ, bán cuối chợ của chị.
 
Chị Tình, số phận của chị Tình còn thảm thương hơn cả chị Nhân. Chị Tình vốn là một bí thư chi đoàn của làng Hạ, chị Tình cũng được miêu tả là một người con gái đẹp. Khi đội dân quân trực chiến được thành lập trên đồi Ma, chị Tình được làm trung đội trưởng. Chị đã gặp được anh trung úy Thức, anh Thức về xã Hòa Sơn công tác để bàn phương án phối hợp chiến đấu. Đơn vị đại đội pháo cao xạ của anh Thức xây dựng trận địa phía bên kia sông, vừa huấn luyện, vừa bảo vệ cây cầu sắt trên sông Phó Đáy.
 
Như tình yêu sét đánh, chị Tình và anh Thức đã yêu nhau, đúng ngày cưới của đôi tình nhân, máy bay Mỹ ném bom vào trận địa trên đồi Ma, chị Tình bị trúng bom, chân tay văng mỗi nơi mảnh, ngoài chị Tình hy sinh, cái Na cũng hy sinh trong trận chiến này. Anh Thức vô cùng thương tiếc cho người vợ sắp cưới, ngày mất của chị, năm nào anh cũng cố về nghĩa trang liệt sỹ xã Hòa Sơn để thắp hương cho chị.
 
Nhân vật Nam, Vừa tốt nghiệp cấp ba, Nam tham gia vào trung đội dân quân trực chiến trên đồi Ma.Nam rất xông xáo trong mọi công việc, và được nhiều người quý mến. Sau trận chiến ác liệt trên đồi Ma mà chị Tình và cái Na cùng hy sinh, Nam đã lên đường nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu. Trước hôm lên đường, Nam đã có một đêm ân ái đáng nhớ với Liên.
 
Vào miền Nam chiến đấu, Nam đã gặp lại Thứ, người bạn cùng làng cùng quê, cả hai hẹn ngày chiến thắng trở về.Nam đã kể cho bạn nghe rất nhiều chuyện đã xảy ra ở làng Hạ khi Thứ vừa đi bộ đội. Nhưng sau đó mỗi người một đơn vị, Nam đã gặp lại Thứ trong một hoàn cảnh đặc biệt, sau khi chôn cất người lính vừa hy sinh xong, Nam mới nhìn sang một nấm mộ mới vừa chôn xong nằm ngay bên cạnh, Nam sửng sốt khi đọc dòng chữ viết vội vàng bằng sơn đen trên tấm bia bằng gỗ: “Hà Quang Thứ, sinh năm 1953, quê Hòa Sơn Vĩnh Phúc, hy sinh ngày 27/4/1975”.

Đúng là thằng Thứ, bạn thân cùng quê với mình đây rồi, tim Nam nhói đau, cổ họng đắng ngắt. Mấy tháng sau ngày giải phóng, Nam được phép về thăm nhà, và về quê, Nam đã gặp lại Phạm Bản, gặp lại Liên.Nam đã cùng với Liên đi thắp hương cho chị Tình, cái Na, và Nam sẽ cùng với Liên đến thăm chị Nhân.
 
Nhân vật Liên, Trung úy Thức từng nghe nói con gái  vùng này có tiếng xinh đẹp, quả đúng như vậy, lúc Nam dẫn anh đi qua chỗ nấu cơm, để vào nhà trung đội trưởng Tình, anh đã gặp cô bé tên Liên rất xinh đẹp. Thực ra vẻ đẹp của Liên được tác giả miêu tả  qua lời của Hừng thọt, Hừng Thọt lần đầu tiên nhìn thấy Liên đã nghĩ thầm: “Ở cái làng Hạ này, con gái vất vả, mà sao đứa nào cũng xinh đẹp, nước da trắng nõn nà, vậy mà mình ngu, tự dưng đi lấy con gái thiên hạ về làm vợ. Con vợ mình, da thì đen chùi trũi, tính tình thì cáu bẳn, mặt mũi lấm lem cả ngày, chỉ được mỗi cái chuyện ấy là giỏi, giá mà nó được một phần của con bé Liên này thì tốt quá”.
 
Liên có người yêu tên là Xuyên,  Xuyên lên đường nhập ngũ, nhưng ngay sau đó đã hy sinh. Xung quanh nhân vật Liên này một chút sex được miêu tả qua những lần Liên làm tình với Xuyên, với Nam. Liên kể chuyện ân ái thú vị như thế nào cho chị Nhân nghe, nói chung qua lời kể của tác giả, chuyện sex đó nó không  thô tục hay dung tục một chút nào, mà thậm chí nó còn hấp dẫn với một số người đọc.
 
Việc Liên tham gia  trực chiến trên đồi Ma, không may nó bị mất khẩu CKC, suýt nữa thì bị bắt, bị kỷ luật, nhưng rất may nhờ có Nam đã nhờ vào tai mắt của bọn trẻ con  ở trong xã, cuối cùng tìm được khẩu CKC là do gã Bớt ăn trộm. Gã Bớt này bị lão thầy cúng tên là Thống vốn hành nghề mê tín dị đoan xúi giục, nên tìm cách phá hoại trận địa đồi Ma.
 
Cũng có thể vì cái ơn này, nên trước khi Nam lên đường nhập ngũ, Liên đã chủ động cho Nam biết thế nào là mùi vị đàn bà. Sáu năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nam về phép đã gặp lại Liên, Liên trong một lần trực chiến trên đồi Ma cũng bị cụt một tay, và Liên lúc đó còn có một đứa con tên là Hằng tầm bốn, năm tuổi, trông cảnh Nam, Liên và bé Hằng, họ giống như một gia đình nhỏ.
 
Nhân vật Hừng thọt, nhân vật này cũng được tác giả miêu tả khá chi tiết, vốn là con của một gia đình trung nông, năm Hừng thọt lên 7 tuổi, cải cách ruộng đất xảy ra, tai họa ập xuống gia đình Hừng thọt. Nhà cửa bị tịch thu hết, Hừng thọt bị cả làng ghét, trong một lần hắn đi mò cua bắt ốc ở ngoài đồng, hắn bị dân làng đánh cho một trận thập tử nhất sinh, tưởng hắn đã chết, người dân làng mới bỏ đi, và hắn may mắn được lão Vận phát hiện kịp thời và đưa hắn đến gặp thầy lang, nên hắn được cứu sống.
 
Nhưng vì chân hắn bị đánh gãy, sau đó không lành lặn được, nên hắn đi cà nhắc và từ đó hắn bị gọi là Hừng thọt.Cải cách ruộng đất sửa sai, hắn cùng mẹ được trở về ngôi nhà của mình.Và khi hắn lớn lên, cũng chính vì cái chân thọt, nên hắn không phải đi bộ đội, và biết bao nhiêu trai tráng ra chiến trận hết, tự nhiên hắn trở thành của quý ở trong làng.
 
Duyên số thế nào, hắn lấy ngay cô Kim, người từ nơi khác đến, chứ không phải gái làng Hạ, người vợ mà Hừng thọt cho rằng chỉ được mỗi cái “chuyện ấy” là giỏi. Khi trung đội dân quân làng Hạ được thành lập trên đồi Ma, Hừng thọt cũng xin tham gia, và được biên chế vào tiểu đội 3. Trong quá trình tiếp theo đó, Hừng thọt cũng trở thành một người tốt, sống và chiến đấu rất có trách nhiêm, và biết quan tâm lo lắng đến nhiều người hơn trước.
 
Lão Vận, số của lão Vận cô đơn, chết cũng không ai hay biết. Lão Vận nhà ở bên bờ sông Phó Đáy, làm nghề quét chợ, thực ra đó không phải là nghề chính của lão, lão mưu sinh bằng đủ thứ nghề, lao đến chợ Niêu nhặt rác, nhặt những thứ mà người ta vứt đi, lão thấy chợ bẩn thỉu quá nên quét dọn cho sạch, mọi người buôn bán trong chợ thấy lão thật thà siêng năng, người bán cá thì cho cái đầu cá, người bán bánh thì cho cái bánh…
 
Lão cứ quét dọn như vậy được bảy, tám năm, sau đó nhiều người dân có ý kiến, cuối cùng chủ tịch xã là ông Trần Khuông cũng quyết định trả lương cho lão một tháng năm cân gạo để lão sống cho ổn định. Ngoài quét chợ ra, lão Vận còn hành nghề đánh bắt cá ở trên sông, một lần lão Vận cứu được con chó con, và nó trở thành người bạn tâm huyết với lão.
 
Trong cuộc chiến tranh ác liệt xảy ra, lão vận thường đem tôm, cá lão đánh được, mang lên trên đồi Ma cho đội dân quân trực chiến để họ cải thiện bữa ăn, và Nam cũng thường xuyên cùng với lão Vận đi đánh bắt cá mỗi khi rảnh rỗi. Lúc máy bay Mỹ nem bom đạn trúng trận địa trên đồi Ma, tên phó tiến sỹ Dương Thụy đang vác hòm đạn lên đồi Ma, sợ quá vứt cả hòm đạn đi, đúng lúc ấy, lão Vậnn mang cá lên đồi Ma, lão đã cố vác cả hòm đạn lên đến tận đồi Ma. Đúng là lão có số khổ, không vợ, không con, sống thui thủi một mình, đến lúc lão chết cũng không ai hay biết. Mấy ngày sau lão chết thì đám trẻ con mới phát hiện ra, và dân làng mới đem lão đi chôn cất, thương thay cũng một kiếp người.
 
Nhân vật Phạm Bản, Phạm Bản vốn là một thượng sỹ quân đội về phục viên, thế nên anh có  ít nhiều vốn kiến thức hiểu biết về quân sự. Khi tình huống khẩn cấp xảy ra thì biết cách xử lý có hiệu quả nhất, vì là người từng đi bộ đội, nên về xã Phạm Bản được bầu làm xã đội trưởng. Lúc trung đội dân quân trực chiến được thành lập ở trên trận địa đồi Ma, Phạm Bản đã trực tiếp chỉ huy trận địa và có nhiều công lao to lớn.
 
Sau đó Phạm Bản tái ngũ, anh vào chiến trường, với những chiến công xuất sắc lập được, và nhờ có tài năng chỉ huy chiến đấu, Phạm Bản được cấp trên đề bạt chức vụ khá nhanh. Sau chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Phạm Bản làm đến chức tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn trinh sát.
 
Từ đầu đến cuối cuốn tiểu thuyết Trăng Quê luôn xuất hiện những tình cảnh đau thương, chiến tranh  đau thương mất mát là điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng tác giả đã miêu tả được tinh thần bất khuất của nhân dân ta, sẵn sang biến đau thương thành hành động, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ tới cùng, tất cả vì tiền tuyến miền Nam ruột thịt.
 
Cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, nhưng không phải mô tả chiến tranh trực tiếp ở chiến trường, mà là cuộc chiến ở hậu phương miền Bắc, nhằm chống giặc Mỹ bắn phá miền Bắc. Không phải là việc mô tả trực tiếp về một đơn vị bộ đội, mà chỉ là dân quân trực chiến của một xã, nhưng cuộc chiến ấy đã diễn ra vô cùng ác liệt, và thậm chí là đau thương mất mát cũng vô cùng lớn.Nhưng cuộc chiến ấy cuối cùng cũng giành được thắng lợi.
 
Các trai tráng của làng Hạ lên đường nhập ngũ, lần lượt giấy báo tử tới tấp được gửi về địa phương, như liệt sỹ Hà Quang Nghĩ, liệt sỹ Luận, liệt sỹ Thứ, Liệt sỹ Xuyên, nhưng trai tráng trong làng Hạ vẫn nối tiếp nhau lên đường nhập ngũ, thậm chí có nhiều người vẫn còn viết đơn bằng máu để được lên đường nhập ngũ.
 
Việc người con gái xinh đẹp là trung đội trưởng Tình hy sinh đúng ngày cưới, làm cho người đọc nhiều khi muốn rơi nước mắt khóc cùng tác giả. Nhưng ngay sau đó, ý chí chiến đấu của nhân dân làng Hạ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung được tác giả miêu tả với một quyết tâm vô cùng lớn, tất cả vì miền Nam ruột thịt, và quyết tâm giải phóng đất nước. Cuối cùng quyết tâm ấy cũng được đền đáp, chiến tranh kết thúc thắng lợi, nhân vật Nam trở về quê nghỉ phép, thăm lại đồng chí, đồng đội, và hạnh phúc tương lai đang đợi chờ ở phái trước với cả nhân vật Nam, Liên và Phạm Bản.
 
Viết về đề tài chiến tranh, thực ra đề tài cũng không phải dễ, và không phải ai viết cũng hay được. Những người như tác giả đã từng đi qua cuộc chiến, thậm chí đã từng trải qua cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên tác giả cũng như là nhân vật sống, chứng kiến tận mắt cuộc chiến, chính vì vậy, cho nên khi viết về đề tài chiến tranh như cuốn tiểu thuyết Trăng Quê này, tác giả đã viết khá hay, để lại nhiều tâm trí trong lòng độc giả.
 
Vương Quốc Hoa

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/doc-tieu-thuyet-trang-que-cua-trong-bao-a12477.html