Nước Việt một thời văn hiến và cường thịnh

“Nước ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất nước anh linh, châu ngọc bảo bối, không cái gì là không có. Nước khác không thể nào bì được. Con hãy nên giữ nước cẩn thận” – Đó là những lời vua Lý Anh Tông dặn thái tử trước lúc lâm chung.

Dưới thời Lý kéo dài 216 năm (1010 - 1225), nước Đại Cồ Việt lần đầu tiên trở thành Quốc gia văn hiến. “Bởi nó có tôn giáo, triết học, luật pháp, văn chương và lịch sử” (trích Tám Triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải). Thời Lý cũng được công nhận là một trong hai triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam.
 

Đúng như danh xưng, một chính thể Thuận Thiên bởi đề cao chính giáo, thực hành đạo đức, cai trị bằng lòng từ bi quảng đại. Một bài học cho muôn đời về dùng đạo trị quốc thì mới yên dân (là thuận theo nguyên lý, quy luật của vũ trụ chứ không phải chỉ riêng Đạo giáo, trong trường hợp này là tam giáo Thích – Nho – Đạo).
 
Bất kỳ một cường quốc, thịnh triều nào thì cũng đều phải dựa trên những nguyên lý thuần thiện của chính giáo thuận đạo Trời. Ngông cuồng, bạo lực, khinh nhờn chính Pháp, luôn e dè, lo sợ quyền lực bị đe dọa bởi những quần thể có liên kết chặt chẽ bởi tín ngưỡng thiện lương khiến nhiều “quân vương” và chính quyền hậu thế nhận được bài học quá đắt giá. Ngược lại, đưa đất nước trở thành quốc gia bảo hộ, thực hành chính Pháp mới chính là cách để trở thành cường quốc một cách bền vững.
 


Thời Lý cũng được công nhận là một trong hai triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam. (Ảnh: youtube.com)

Giành ngôi báu bằng con đường phi bạo lực: Vì sao nói thiền sư phò trợ minh quân cũng vì mong muốn cứu độ chúng sinh?
 
Xuất thân của Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý đến giờ vẫn còn gây nhiều hoài nghi. Sử sách ghi ông được mẹ gửi lên chùa của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm lên ba. Đến năm sáu tuổi được đưa về bên thiền sư Vạn Hạnh (anh trai của Lý Khánh Văn). Trong Đại Việt sử ký toàn thư Bản kỷ, quyển II có ghi, khi nhìn thấy Lý Công Uẩn, sư Vạn Hạnh đã thốt lên:
 
“Đứa bé này không phải là người thường, sau này lớn lên tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm vua giỏi trong thiên hạ”.
 
Thiền sư Vạn Hạnh vốn nổi tiếng là bậc linh thông các khoa lý số, bậc tiên tri đại giác, việc nhìn tướng biết vận của một người không phải là điều mơ hồ, huyền hoặc.
 
Nhưng là một nhà tu hành thoát tục, đáng lẽ ra cũng như các bậc đại sư khác, có được một đệ tử xuất sắc như Lý Công Uẩn, Vạn Hạnh sẽ để ông trở thành người kế thừa mình, tiếp tục lưu truyền đạo hạnh, hồng dương Phật Pháp. Nhưng Lý Công Uẩn lại được tiến cử giữ chức quan võ trong triều đình nhà Lê.
 
Cũng bởi nhãn quan nhìn vận mệnh của thiền sư đã xác định được chân mệnh Thiên tử sẽ xây dựng quốc gia cường thịnh, chăm lo quốc thái dân an. Hơn nữa, phò trợ minh quân, xây dựng quốc gia độ Phật cũng phù hợp với mong mỏi hồng dương Phật giáo, phổ độ chúng sinh của người tu hành chân chính.
 
Các bậc thiền sư vào thời đó không chỉ khư khư tụng kinh gõ mõ, náu mình nơi cửa Phật ngõ hầu cầu giải thoát cho riêng mình. Nhận thức rằng sứ mệnh của người tu hành còn phải là giáo hóa để cứu độ chúng sinh, nên họ đều nguyện khai ngộ cho dân chúng. Muốn khai ngộ được thì phải khai được cái tâm. Muốn khai tâm thì trước hết phải khai trí. Khai trí rồi mới có huệ mà phân biệt nẻo nào là giải thoát, nẻo nào là cõi u mê luân hồi trầm luân.
 
Khổng Tử xưa có nói “Vua lấy dân làm Trời. Dân lấy miếng ăn làm Trời”, thế nên muốn khai trí cho dân thì phải lo cho đời sống thường nhật của dân được ấm no, yên bình. Các vị thiền sư giác ngộ vì thế lại đi vào thế tục, phò trợ minh quân để từ đó giúp dân chúng có đời sống hưng thịnh, trí và tâm từ đó có điều kiện được khai mở. Họ đều là lo cho chúng sinh, xuất phát từ mong muốn cứu thoát chúng sinh khỏi bể khổ. Nhất quyết không phải là mưu đồ tham dự việc chính trị, trái với tâm Pháp, với mục đích tu hành thanh tịnh của mình.
 
Trước thời nhà Lý, các bậc thiền sư cũng đã góp công trong nhiều lần trợ giúp nhà vua dựng nước và giữ nước.
 
“Vạn Hạnh đã chẳng mách cho hoàng đế Lê Hoàn xuất quân phá Tống, bình Chiêm vào thời điểm nào thì toàn thắng đó ư.
 
Khuông Việt đã chẳng lên núi Vệ Linh lập đàn cầu thần trợ lực cho quân dân Đại Việt phá Tống đấy ư. Khuông Việt cũng từng giúp Đinh Tiên Hoàng việc nội trị và ngoại giao được nhà vua phong giữ chức tăng thống, tựa như một bậc quốc sư.
 
Lê Hòa khi được ngôi nước thường băn khoăn không biết vận số vắn dài ra sao, liền đem ý đó hỏi thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Đỗ Pháp Thuận khuyến cáo nhà vua bằng bài kệ:
 
Quốc tộ như đằng lạc,
 
Nam thiên lý thái bình.
 
Vô vi cư điện các,
 
Xứ xứ tức đao binh. 
 
Nghĩa là ngôi nước phải chắc vững như một bụi mây với những sợi mây quấn quýt vào với nhau, ý nói phải đoàn kết muôn dân mới trở thành sức mạnh của cả dân tộc. Và nơi điện các, tức bộ máy triều đình vào vô vi thanh tịnh, đây ám chỉ sự trong sạch, tận tâm vì dân vì nước. Và như vậy thì ngàn dặm trời Nam đã yên hưởng thái bình, nhà vua còn phải lo gì đến việc binh đao nữa” – (Trích Lời tựa, Tám Triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải).
 
Với truyền thống phù giúp bậc quân vương đủ tài đức xây dựng quốc gia độ Phật của các thiền sư thời đó. Nên khi nhìn ra được chân mệnh của Lý Công Uẩn, thiền sư Vạn Hạnh đã dày công dạy dỗ, tiến cử, cùng triều thần tôn phò Lý Công Uẩn lên ngôi sau khi Ngọa triều Lê Long Đĩnh tàn độc chết không kịp viết di chiếu.
 
Bằng sự đức độ, chính trực của mình, Lý Công Uẩn đã lên ngôi, khai vận cho nhà Lý bằng con đường phi bạo lực, một trường hợp hiếm có trong lịch sử các triều đại.
 
Đường lối chính trị thuận theo Trời, thuận lòng người: Tam giáo đồng nguyên
 
Cùng thời với đêm trường trung cổ ở châu Âu, khi chiến tranh tôn giáo kéo cả châu lục này chìm trong u minh, thống khổ. Triều đại của nhà Lý bắt đầu hơn 200 năm hưng thịnh bằng chính sách “Tam giáo đồng nguyên”. Lấy Thích giáo, Nho giáo và Đạo giáo làm kim chỉ nam trong việc trị quốc và thực hành đạo đức trong cả nước.
 
Tam giáo đồng nguyên, nghĩa là có cùng nguyên lai, bởi đều là một phần trong Pháp vĩ đại của vũ trụ, đều hướng con người tới việc tự ước thúc bản thân, tu bỏ dục vọng tầm thường để tiến gần tới đặc tính thiện lương thuần chân. Lý Công Uẩn đã sử dụng cả ba chính giáo làm triết lý nhân sinh và định hướng chính trị cho xã tắc.
 
Điều đó cho thấy bậc minh quân thật sự am hiểu tam giáo, cũng là kết quả tất yếu khi có người thầy là bậc đại trí thức, bậc giác giả cao minh. Không dùng cái tình với tôn giáo mình theo đuổi từ nhỏ mà bài xích, chê bai hay ức chế các tôn giáo khác.
 
Trong 18 năm trị vì của mình, Lý Công Uẩn đã chứng minh nhãn quan của thiền sư Vạn Hạnh về bậc minh quân yêu nước thương dân là chính xác. Lý Công Uẩn đã ba lần tha tô thuế cho dân, bãi bỏ tất cả các hình thức xử tội phạm nhân man rợ, cấp tiền gạo cho dân lưu tán. Sau khi vi hành biết dân phải bán lúa non cho hội cho vay nặng lãi, ông đã cho lập các kho lúa cho dân vay. Gây dựng các đạo tràng để đào tạo sư tăng, sau này họ ngoài việc tu trì thì còn ra đời hướng dẫn dân chúng, dạy dỗ trẻ nhỏ, chữa bệnh cho dân nghèo. Lý Công Uẩn còn thực hành chính sách quân đội nhân văn mà hiệu quả “Ngụ binh ư nông” được cho là còn trước cả nhà nước La Mã cổ đại mà sau này nhà Tống ở phương Bắc cũng phải học theo.
 
 
Lý Công Uẩn còn thực hành chính sách quân đội nhân văn mà hiệu quả “Ngụ binh ư nông” sau này nhà Tống ở phương Bắc cũng phải học theo. (Ảnh minh họa: art.com)

Lý Công Uẩn là vị vua gần dân, thương dân và làm mọi điều vì lợi ích của muôn dân. Đó là xuất phát từ Phật tính vô tư vô ngã, vị tha chứ không vị tư. Đó không đơn giản là “nước cờ” thông minh mà một vị vua phải đi để duy trì quyền lực của mình. Cũng không phải là thủ thoạt hoạt động chính trị để đạt lợi ích nào đó cho cá nhân, cho bè phái hay dòng tộc.
 
Ngoài đức tính thiên bẩm và chân mệnh đã được định sẵn, đó chính là kết quả của giáo dục và thực hành chính giáo, chính Pháp. Là minh chứng cho việc tôn trọng và áp dụng tôn giáo trong việc trị quốc sẽ mang lại sự bình an không chỉ cho minh quân mà cho cả dân tộc.
 
Các tôn giáo chính thống xưa nay đều không giảng về gây dựng quyền lực, dẫn dắt dân chúng hành động theo mục đích nào đó của mình. Tất cả đều chỉ cốt giáo hóa dân chúng, chỉ ra cách để chúng sinh phân biệt được rõ thiện ác, đúng sai. Ngộ ra được con đường giải thoát cho sinh mệnh và bến bờ hạnh phúc thật sự.
 
Vậy nhưng vẫn luôn có những hôn quân vô đạo, những chính quyền độc đoán và phi lý khi đẩy chính giáo về phía đối nghịch với mình. Lừa dối, đầu độc nhân dân, kích động thù hằn tôn giáo. Một chính thể như thế, chắc chắn đều sẽ nhận được kết cục hoang tàn, đổ nát.
 
Đối đầu với chính giáo: Con đường tự hoại của “hôn quân” ngông cuồng
 
Trong lịch sử, những đế chế đàn áp đức tin cuối cùng đều đi đến lụi tàn, cả đế chế sụp đổ dù đang ở trên đỉnh cao hưng thịnh. Cuộc bức hại tàn khốc kéo dài gần 300 năm lịch sử, kể từ lúc các tín đồ Cơ Đốc bị đế quốc La Mã bức hại, cũng là quá trình lịch sử đế quốc La Mã đi đến ngày tàn lụi.
 
Đi đôi với việc bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, đế quốc La Mã không ngừng gặp phải các vấn đề về thiên tai và dịch bệnh, tình trạng kinh tế không ngừng sa sút, bộ lạc Germain và đế quốc Ba Tư cũng bắt đầu xâm chiếm các vùng bờ cõi xa xôi.
 
 
Kể từ lúc các tín đồ Cơ Đốc bị đế quốc La Mã bức hại, cũng là quá trình lịch sử đế quốc La Mã đi đến ngày tàn lụi. (Ảnh: bible-history.com)

Từ năm 306-312, La Mã nội chiến, sáu đế tranh hùng, cuối cùng Constantinus lấy ít thắng nhiều và ông cũng là người duy nhất tin theo Cơ Đốc giáo. Năm 313, Constantinus và Licinianus cùng ký sắc lệnh giải oan cho Cơ Đốc giáo trên toàn bộ La Mã. Không lâu sau, Licinianus lại tấn công Cơ Đốc giáo, liền bị Constatinus đánh bại. Đế quốc La Mã xuyên suốt châu Á, châu Âu, châu Phi lại thống nhất, vinh diệu dành cả cho Constatinus.
 
Thái Vũ Đế Thác Bạc Đảo thời Bắc Chu diệt Phật, phá hủy chùa miếu, đốt bỏ kinh Phật, đập nát tượng Phật, chôn giết tăng ni, 7 năm đã bị hoạn quan giết chết. Cha con ông ta đều không được chết an lành.
 
Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung phá hủy tượng đền chùa, đốt bỏ kinh thư, cưỡng ép tăng ni hoàn tục, không lâu sau bèn mắc bệnh kỳ quái, khắp người rữa nát, khi chết chỉ mới 36 tuổi, không đến 3 năm, quốc gia cũng bị diệt vong.
 
Đường Vũ Tông Lý Viêm phá hủy chùa miếu khắp thiên hạ, diệt Phật cả nước, năm đó bởi uống đan được quá liều trúng độc mà chết ở tuổi 32 tuổi. Sau đó Hoàng Sào lại nổi dậy chống lại nhà Đường.
 
Và ở thời đại ngày nay, sau 18 năm ra tay đàn áp Pháp Luân Công, những quan chức trực tiếp thi hành mệnh lệnh của Giang Trạch Dân đã phải gánh chịu những quả báo nặng nề cho tội ác của mình. Từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2015, có gần 800 quan chức cấp cao bị đưa ra vành móng ngựa vì tội tham nhũng, trong đó đa phần là tay chân đắc lực của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Những bài học lịch sử đau thương vẫn cứ liên tục lặp lại để nhắc nhở hậu thế. Vậy nên, các chính thể hiện đại phải luôn nhớ bài học của tiền nhân, chớ ngông cuồng, u minh mà đi vào vết xe đổ.
 
Con người cũng cần phải cảnh giác và thanh tỉnh để không tự biến mình thành kẻ đồng lõa với những nhà nước và “quân vương” hung tàn, thiển cận.
 
Đối với những chính thể không đủ tự tin bởi đức không dầy do thiếu thực hành tâm linh mà nói. Bất cứ tư tưởng, tín ngưỡng và quần thể nào có sự liên kết và lớn mạnh thì đều là ‘sự uy hiếp’ nghiêm trọng đối với quyền lực chính trị, đều trở thành cái cớ để họ thủ tiêu, đả kích và tìm mọi cách để nhổ tận gốc.
 
Và khi được hỗ trợ bởi quyền lực tuyệt đối, nhân danh nhân dân để hành ác, hậu quả có thể là quá đau thương. Đau thương cho những người tu hành thiện lương, cho nhân dân và cho chính họ.
 
Lựa chọn dùng chính giáo làm triết lý nhân sinh và dựng nước như Lý Công Uẩn? Hay ghen ghét đố kỵ, dùng bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử dẫn tới đàn áp chính giáo như Giang Trạch Dân? Một lựa chọn quyết định tương lai, quyết định sinh tử của bất kỳ một chính thể nào.
 
ĐT/VHVN

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/nuoc-viet-mot-thoi-van-hien-va-cuong-thinh-a12336.html