Đến tưổi đi học, bà được cha đưa lên Sài Gòn thi và học trường áo tím Sài Gòn. Bà nổi tiếng trường áo tím vì vừa thông minh học giỏi vừa xinh đẹp nhất trường. thời gian đó thái tử nước láng giềng đang theo học tại Chasseloup laubat Sài Gòn, thái tử vô cùng ngưỡng mộ bà. Bà học nội trú, cuối tuần ôtô gia đình lên đón bà đã thấy Thái tủ đầu đội mũ phớt trắng, comple trắng, caravat trắng, giày trắng đã đứng đợi ỏ cổng trường. Thái tử tự lái ôtô đi theo ôtô bà. Chuyến phà ỏ Mỹ Thuận những ngày đó như rực rỡ hẳn lên, một chàng trai hào hoa phong nhã và nhất là cô học sinh áo dài tím vói nét mặt rạng rỡ thông minh chứa ẩn tinh hoa của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến mà cô thừa hưỏng ở người cha, nét duyên dáng dịu hiền thiết tha cô thừa hưỏng nơi người mẹ gái Nội Duệ Cầu Lim, nét thanh tao phóng khoáng chất phác của sông nước Cửu Long bốn mùa sen nở nơi cô được nuôi dưõng. Thái tử đi đến tận Sa Đéc nhà bà mới chịu quay về Sài Gòn.
Sau khi đỗ Thành Chung ỏ trường áo tím Sài Gòn, bà đã đỗ đầu trong khi thi vào trường Petrus ky hệ tú tài toàn phần. Bà đưọc chính phủ thuộc địa chọn cấp học bổng toàn phần cho sang Pháp học.
Bà đã tù chối tất cả, từ chối học bổng sang paris hoa lệ, từ chối lời cầu thân của Thái tử láng giềng. Đất nước đang trong cảnh nô lệ lầm than. Người cha thân yêu bị án tử hinh không làm bà lung lay ý chí. Bà quyết định tham gia Việt Minh để góp sức minh vào con đường mà người cha thực hiện dang dở, đó là giành độc lập dân tộc.
Bà gia nhập đảng Cộng sản Đông dương, đảm nhiệm cương vị Chánh văn phòng đảng bộ Xứ ủy Nam kỳ. Giữa năm 1945, theo chỉ thị của Trung ưong, bà ra Bắc nhận công tác mới. Bà đi theo đoàn đại biểu của Nam Bộ ra Việt Bắc dự Quốc dân đại hội Tân trào, đoàn gồm ông Lê Hữu Kiều, bí thư xứ uỷ Nam kỳ, bà Nguyễn Thị Thập, phó bí thư. Liên lạc viên của Trung uong đưa đoàn ra Bắc là bà Nguyễn Thị Kỳ (sau này là vợ ông Văn Tiến Dũng). Trong kháng chiến chống Pháp, bà đảm nhiệm chức vụ Chánh văn phòng Tổng bí thư.Trong cương vị công tác của mình, bà có điều kiện làm việc voới các vị lãnh đạo dân chính cũng như quân đội. Bà luôn quan tâm đến tâm tư tình cảm của mọi người. Hầu hết cán bộ còn trẻ lúc ấy chưa có gia đình. Bà tìm hiểu và giới thiệu, se duyên cho không ít người.
Hòa bình lập lại, bà đảm nhiệm khoảng mười năm chức vụ Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam và khoảng mười năm chức vụ Ủy viên thường trực Ban chấp hành Trung ưong Hội Nhà báo Việt Nam.
Về hưu bà dịch sách tài liệu tiếng Hoa và tiếng Pháp, đồng thòi làm cố vấn tiếng Hoa cho báo Sài gòn giải phóng tiếng Hoa.
Ở tuổi sáu mươi, bà lại cắp sách đi học: nối nghiệp cha, bà học Đông y. Bà chữa bệnh từ thiện không lấy tiền, nhiều khi bà lặn lội ra Bắc lên vùng núi Ba Vì tìm mua lá thuốc của người Dao cho bệnh nhân.
Nhiều người đến thăm bà thấy chỗ ở khiêm tốn của bà, nói: Chị xứng đáng được ỏ chỗ đàng hoàng hơn. Bà chỉ cười, nói thế chiến quốc thế xuân thu: Gặp thời thế thế thời phải thế.
Đến nay bà đã gần chín mươi lăm năm tuổi đời, bảy mươi lăm năm tuổi đảng,trên ngực bà không hề có tấm Huân chương nào. Bà vẫn cười nói: “Tôi còn hơn ông cụ tôi còn mấy cái giấy chúng nhận năm mươi sáu mươi bảy mươi tuổi đảng”.
Bà là Vũ Thị Ngọc, tức Võ Ngọc Nghi, tức Như Quỳnh.
Lê Võ Bạch Thông