Nhắc đến nền nghệ thuật điêu khắc gỗ, người ta liền nhớ tới Trung Hoa cổ đại, chiếc nôi lớn với nền văn minh có từ ngàn năm lịch sử với những giá trị nghệ thuật truyền thống lưu lại cho xã hội con người những nét tinh hoa thuần túy. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc gỗ của Trung Quốc và được ghi nhận từ khoảng 7000 năm trước đây trong thời kỳ đồ đá mới.
(Ảnh: Imgur)
Mộc điêu mang theo vẻ đẹp của những đường nét mềm mại tinh luyện
Chạm khắc gỗ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian lâu đời nhất ở Trung Quốc với lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Một trong những mảnh đất phát triển bậc nhất của các nghệ nhân cổ xưa với bàn tay khéo léo điêu luyện thuộc về Đông Dương, Chiết Giang- Trung Quốc.
Nghệ thuật điêu khắc gỗ Đông Dương được đánh giá là tuyệt đỉnh qua các thời đại. Nghệ nhân ở đây có kĩ thuật điêu luyện, óc sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời. Họ thoáng nhìn chất liệu và bố cục gỗ là họ đã nhanh chóng sắp xếp bố cục chặt chẽ trong đầu và tìm cho miếng gỗ một chủ đề nổi bật.
(Ảnh: Imgur)
Một nét đặc sắc không thể thiếu đối với một tác phẩm mộc điêu đó là luôn mang trong mình một câu chuyện ly kì, hầu hết là những điều bí ẩn ẩn chứa bên trong câu chuyện đó. Hơn thế nữa, những bức mộc điêu đó lại tái hiện từ những kiệt tác trong huyền thoại lịch sử hội họa từ cổ xưa. Cho nên nó đem lại cho người xem cảm giác thần bí và cổ kính cùng với đạo lí tư tưởng thâm thúy bên trong.
(Ảnh: Gorod.lv)
Nếu như các loại tranh thông thường dùng màu sắc để tô vẽ vào từng đường nét để tạo lên vẻ đẹp của bức tranh ấy, thì ở những bức mộc điêu lại hoàn toàn phần đa là sử dụng từ mầu gỗ tự nhiên. Họ nhấn mạnh vào đường nét của từng chi tiết từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chạm trổ trên mặt gỗ phẳng. Với tài biến hóa phù phép nhiệm màu, từ một vật vô tri vô giác thành những bức tranh sinh động theo chủ đề riêng, những đường nét rồng bay phượng múa uyển chuyển mê hoặc người xem.
(Ảnh: PinsDaddy)
Để có được một tác phẩm mộc điêu, người nghệ nhân phải dày công suy nghĩ. Tài nghệ biến hóa của họ thể hiện đẳng cấp tay nghề bậc thầy của mỗi nghệ nhân.
Thời gian, tiền bạc và công sức để có được tác phẩm ưng ý khiến người nghệ nhân phải lao động trí óc căng thẳng. Vì lẽ đó mà mỗi một sản phẩm mộc điêu ra đời, đều mang lại cho người thưởng thức một giá trị mà ai ai cũng khao khát có được kiệt tác đó. Do vậy mà sở hữu một bức mộc điêu không phải hề dễ dàng với bất cứ ai yêu nghệ thuật.
(Ảnh: VisualCulture.bg)
Mộc điêu là loại hình nghệ thuật kén chọn những bàn tay và tâm tính người nghệ nhân
Người xưa có câu: nghề chọn người chứ người không chọn nghề. Quả thực câu này có hàm ý. Bởi trong nghệ thuật thì đây là câu nói rất có đạo lí.
Với nghệ thuật thì không phải ai cũng có thể làm được, đặc biệt là mộc điêu. Trong số những nghệ nhân cũng có sự phân chia về trình độ và tài năng. Mỗi người một nét riêng trong sáng tác của mình.
Mộc điêu đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ là sự kiên trì nhẫn nại, ở đức tính sáng tạo cần cù. Mà trong mỗi tác phẩm là biểu tượng của tư tưởng, hay tầng thứ về tâm tính.
Có lẽ vì thế mà ở Đông Dương, vùng đất nổi tiếng về mộc điêu ở Trung Quốc ngày nay, các nghệ nhân chân chính khó tìm được một người học trò để chân truyền tài nghệ của mình. Bởi những đòi hỏi khắt khe về mặt kĩ thuật mà không nhiều bạn trẻ theo đuổi bộ môn này.
(Ảnh: WordPress.com)
Đây là công việc cầu kỳ với nhiều công đoạn phức tạp từ chạm khắc, đánh ráp, quét dầu, phun màu. Để làm ra một tác phẩm hoàn chỉnh, ngoài sự khéo léo, tỉ mẩn người thợ cần có đầu óc quan sát tinh tế.
Mộc điêu Đông Dương là một môn nghệ thuật dân gian có ngàn năm lịch sử phát triển. Nhưng đang đứng trước sự mai một của xu thế phát triển thời đại. Thế nhưng, sức cuốn hút của nó với những người yêu nghệ thuật chưa bao giờ là nguội. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời vẫn làm say mê lòng người chiêm ngưỡng và những trầm trồ tán dương tác phẩm điêu khắc trên gỗ hoàn toàn từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân.
Ngọc Anh/VHVN