Điều này chứng tỏ rằng người dân nơi đây rất tín ngưỡng và sùng bái về tôn giáo đạo Phật từ rất sớm với tinh thần hướng thiện. Sự tín ngưỡng về tôn giáo của bà con vào các dịp lễ ngày càng đông, vào năm 2011 được Đại đức Thích Tâm Thành phó Chủ trì chùa Hoàng Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn bà con phật tử về đây tụ tập tu tâm nhằm đưa phật pháp vào giảng dạy, đã dựng nên một giảng đường tạm thời ở phía phần đất trống, cạnh chân lèn Hố Lĩnh để đào tạo các phật tử tu tâm niệm phật với số lượng ngày càng đông.
Vẻ đẹp chùa Cổ Am như một bức tranh thủy mặc
Để đáp ứng nhu cầu của các phật tử và người dân, tháng 12/2013 với sự giúp đỡ của cơ quan chức năng với các phật tử và người dân nơi đây đã khởi công xây dựng một Dạ Lam Cổ Am đến tháng 6/2017 được hoàn thành trong niềm hoan hỷ của mọi người, chùa được quy hoạch xây dựng trên 14ha, nằm trong khuôn viên cả một phần núi đá (còn gọi là Lèn Hố Lĩnh) bao bọc, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Trong khuôn viên có diện tích 1 ha bao gồm: Sân trước, tòa Đại hùng bảo điện, khuôn viên nội tự, chùa tháp chín tầng,… với sức chứa hơn 2 ngàn người trông rất uy nghi và cổ kính. Men theo các bậc đá bên trái để lên núi khoảng chừng 200m ta bắt gặp hang động Như Ý, nơi thờ Bồ tát quan âm cỡi rồng và đức chúa ông (còn gọi là cấp cô độc) với mong muốn mọi người đến đây cầu nguyện luôn được như ý, nếu ra khỏi hang thì được chia làm ba hướng hướng bên trái xuống nơi chùa củ, ta tiếp tục leo lên đỉnh núi nhìn về bao quát xung quanh thấy cảnh làng quê như một bức tranh thủy mặc trông rất đẹp, còn đi trên sườn núi hướng về biển khoảng 800m ở điểm cuối của núi đá có dựng tượng quan âm bồ tát có 3 khuôn mặt chia làm ba hướng, để mọi người đến đây cầu nguyện thả mình vào thiên nhiên rất đẹp và thanh tịnh.
Phương Nam Plus giới thiệu một số hình ảnh tại chùa Cổ Am:
Thế Thắng