Khám phá nét độc đáo những cổ vật của người Chăm

Cùng chiêm ngưỡng những cổ vật của người Chăm hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng để hiểu thêm về kỹ thuật xây dựng cũng như nét độc đáo trong nghệ thuật của người Chăm từ hàng trăm năm trước.



Mô hình tháp Mỹ Sơn được phục dựng lại.

Suốt hơn hàng nghìn năm hình thành và phát triển, từ nền văn hóa cổ Sa Huỳnh đến giai đoạn phát triển cực thịnh của Vương Quốc Chămpa (thế kỷ 13), sau những thăng trầm của lịch sử, đến nay chỉ còn một bộ phân người Chăm sống rải rác ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và một vài khu vực ở Cambuchia. Tuy vậy, những nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng tâm linh hàng trăm năm trước của người Chăm vẫn còn đọng lại rõ nét qua những công trình kiến trúc còn được lưu giữ lại.
 


Thần Vinus, một trong tam thần quan trọng của người Chăm





Sư tử và Garuda là những linh vật được bố trí nhiều trong các điện thờ

Phát triển từ nền văn minh Sa Huỳnh cổ, đến đầu thế kỷ 7, người Chăm mới có quốc gia độc lập đầu tiên cho riêng mình, đó là nước Lâm Ấp hay Chiêm Thành. Những năm tiếp theo do biến động từ các cuộc nội chiến cũng như ngoại bang xâm lăng, mãi đến những năm đầu thế kỷ 13, vương quốc Chămpa mới phát triển cực thịnh từ kinh tế, chính trị và quân sự. Chính trong giai đoạn này, vua Chăm là Chế Bồng Nga liên tục đem quân sang cướp phá Đại Việt khiến triều nhà Trần suy yếu trầm trọng. Đây cũng là thời hoàn kinh của người Chăm khi mà biên giới của họ kéo dài từ hai châu Ô, Lý đến tận khu vực Phú Yên, Bình Thuận ngày nay.



Đản sinh Brahma



Đài thờ các vị thần của người Chăm

Cùng với đó, nghệ thuật điêu khắc cũng như kỹ thuật xây dựng của người Chăm đã đạt đến trình độ rất cao. Theo giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá thì trải khắp khu vực Đông Á thời kỳ ấy chẳng mấy quốc gia xây được những công trình vững chải kết hợp với nét chạm trổ hoa văn tinh xảo, độc đáo như của người Chăm. Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc xấy dựng của người Chăm lại ảnh hưởng bởi một phong cách khác, ví như thế kỷ X chịu ảnh hưởng bởi phong cách Hòa Lai và Đồng Dương, đến thế kỷ XI lại chịu ảnh hưởng bởi phong cách Bình Định. Các công trình của người Chăm đều được làm bằng gạch, đá kết hợp với một loại vôi đặc biệt có tính kết dính rất cao vì vậy đa phần nhưng ngôi tháp, đền đài của họ đều tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến tận hôm nay.
 


Đôi nhị thần đứng đối diện, được bảo dưỡng hầu như còn nguyên vẹn đến ngày nay



Bộ ấm chén của người Chăm

Hầu như các công trình của người Chăm đều chịu ảnh hưởng bởi tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ, nhiều đền thờ, cung điện được chạm trổ hình các vị thần như Brahma, Shiva, Vishnu bên cạnh đó là những con linh vật sư tử, chim thú phục chầu bên cạnh… Tất cả đều với mục đích cầu mong sự giàu có, an bình, mùa màng tươi tốt.
 
Bảo Trung - Văn Tuấn

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/kham-pha-net-doc-dao-nhung-co-vat-cua-nguoi-cham-a11733.html