Đặng Thân là kiệt tài thơ Việt

Nhận lời mời của nhà thơ Hồng Hồng, Trưởng ban điều hành Liên hoan Thơ Đài Bắc, tối nay, 28/9/2017, tôi làm người dẫn chương trình cho buổi hội thảo về thơ với nhà thơ đến từ Việt Nam - Đặng Thân. Đây là một trong những cuộc tọa đàm với các nhà thơ quốc tế năm 2017 này, được Liên hoan Thơ Đài Bắc mời tham gia.

Năm ngoái, tôi đã được mời dẫn chương trình và tọa đàm cùng nhà thơ Ko Un (고은 | 高銀 | Cao Bạc) vĩ đại đến từ Hàn Quốc, và năm nay tôi được cùng đồng hành với nhà thơ Việt Nam. Đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về văn học đương đại Việt Nam, do vậy rất vinh hạnh.
 
 
Nhà thơ Đặng Thân
 
Trong quyển trích lược của ban tổ chức giới thiệu, Đặng Thân là người có phong cách đệ nhất hài hước, là đại diện tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hậu đổi mới. Tôi đã đọc và nghiên cứu trước các tác phẩm của Đặng Thân, và phát hiện thấy trong thơ, anh rất thành công trong việc sử dụng từ vựng nghĩa rộng, cùng với nghệ thuật hài hước đen, để biểu đạt các vấn đề thực tế cuộc sống. Phong cách này rất hiếm thấy trong văn học Đài Loan. Đặng Thân tự sáng tạo ra lối viết “phạc-nhiên”, xuất phát từ cảm hứng tự nhiên, kết hợp với nhạc điệu của ngôn ngữ Việt để viết thơ, đó là kiệt tài.
 
Tối nay, cuộc tọa đàm với nhà thơ Đặng Thân thật tuyệt vời. Anh chuẩn bị bốn bài nói, khởi đầu anh nói về một trăm năm lịch sử văn học Việt Nam, rồi đến lịch sử văn học hiện đại của thế kỷ 21. Anh sử dụng tiếng Việt để giảng, qua phiên dịch, vì thế mà không được thông suốt hoàn toàn, hơi tiếc. Cho dù như vậy đi nữa thì trong phòng cũng không còn một chỗ trống, các cử tọa thẩy bị thu hút, chăm chú lắng nghe.
 
Trong quá trình thuyết giảng, tôi mời Trương Chất Hân, một nữ nhà văn tài năng còn rất trẻ, đang nghiên cứu tiến sỹ ngôn ngữ tại Đại học Thành Công ở Cao Hùng, cùng tham gia tọa đàm. Trương Chất Hân cũng chuẩn bị tư liệu rất phong phú, toàn diện. Cô bắt đầu bằng việc giới thiệu về duyên nợ với văn thơ Việt, sau đó nói về văn thơ Đặng Thân, đặc biệt lấy hai bài thơ “Tam thập niên nghiệt ngã lắm, oh time” và “Đêm sương mù trên phố” của anh để mời tác giả chia sẻ quan điểm của mình về chiến tranh, cùng ảnh hưởng của nó tới các mối quan hệ trong cuộc sống, cũng như cảm hứng khi sáng tác.
 
 
Poster của Liên hoan Thơ Đài Bắc
 
“Tam thập niên nghiệt ngã lắm, oh time” - bài thơ này viết về chiến tranh thảm khốc, hậu chiến, và những ảnh hưởng sâu đậm của chiến tranh đến linh hồn của người dân Việt Nam. Đoạn cuối bài thơ viết:
 
[...]                                                                                                                      
 
quắt cuồng những tình sân chất chồng bê bết những lòng tham
 
khói da cam quyện khói lam chiều
 
                                những dáng giao chỉ vẹo xiêu
 
                                                                                dở cộng dở kiều
 
uống thuốc liều
 
                đi
 
                                tiếp
 
                                                nhịp
 
                                                                cầu
 
                                                                                tiêu
 
                                                                                lịch sử
 
những cây mạ mọc lên trên xác rạ
 
những hồn ma        vẫn ăn uống hát ca
 
những chúng ta      vẫn chết đi từng ngày            để sống
 
“Vẫn chết đi từng ngày, để sống”, đó là tột cùng của đau thương. Tôi cũng vì vậy mà nảy ra ý tưởng đọc trực tiếp bài thơ này tại khán phòng (theo bản dịch tiếng Trung của dịch giả Từ Minh Đức). Sau đó, tôi mời Đặng Thân dùng tiếng Việt đọc bài thơ. Giọng đọc truyền cảm của anh đã cuốn người nghe đi theo dòng chảy của từng câu thơ, đầy hứng thú.
 
Kết thúc cuộc hội thảo, Đặng Thân dùng bức tranh “Mắt thu” do con trai mình vẽ để lấy làm tiêu đề cảm hứng, mời tất cả cùng làm thơ, đưa không khí buổi liên hoan thơ lên tới đỉnh cao. Tôi viết hai câu: “秋日之葉 / 呼吸天空之綠 | Lá mùa thu / Hít thở mầu xanh của bầu trời” để diễn tả cảm nhận của người dẫn chương trình, là tôi, đặng đáp lại kết quả thu lượm từ cuộc hội thảo này.
 
Bản gốc:
 
應詩人鴻鴻之邀,今晚到紀州庵主持越南詩人鄧紳(DangThan)的講座。這是台北詩歌節今年邀請來的國際詩人講座。去年我受邀與韓國詩人高銀對談,今年有機會與越南詩人同台,藉此接觸並了解越南文學與現代詩,自是榮幸。
 
主辦單位的小冊,推介鄧紳是越南後改革時期文學的典型代表人物,被譽為最出色的幽默作家。我事前研讀他的詩作,發現他擅長使用黑色幽默語言處理現實問題,這是台灣現代詩比較匱乏之處;他自創「樸然」詩風,以天然自放的語言捕捉具有音樂性的越南語言韻味,也屬一絕。
 
今晚的鄧紳講座相當精采,鄧紳準備了四段講稿,先談近百年來越南文學史,再談現代詩史,使用越南語演講,備有口譯,因而無法完全暢談,稍有遺憾。然而即使如此,全場觀眾無一離席,仍然聽得津津有味。
 
鄧紳演講中間,我請青年作家、現就讀於成大台文所博士班的張郅忻與他對話。張郅忻也準備得很周全,她先從與越南詩歌的因緣談起,最後及於鄧紳的詩作,並以鄧紳所寫與戰爭有關的詩〈非常時期數十年〉、〈與生命共霧〉兩詩,請鄧紳談戰爭與其創作、生命的關係。〈非常時期數十年〉這首詩寫越戰對越南人民的心靈傷害,相當深刻。末段這樣說: 
..........
忘了那些愚昧靈魂、怨恨和成堆的邪惡貪婪
當橙劑的毒霧與傍晚從廚房飄出的藍色炊煙合為一體
身形歪斜的交趾族、半越共和半越僑正冒著生命危險
踩在
朽壞的古橋上
秧苗還在敗壞的殘株抽長
鬼仍在歌唱,有酒食可饗
而我們生者一天天走向死亡,都是為了活著
..........
 
「走向死亡,都是為了活著」,這是何等深沉的悲哀。我因此臨時起意,當場朗讀了這首詩的中譯(徐明德譯),也請鄧紳以越南語現場朗讀。他的朗讀呈現了越南語言特有的聲韻之美,聽眾現場親聆,應該也有不虛此行之感才是。
 
終場前,鄧紳以他公子所繪的畫作〈秋天的聲音〉,邀請聽眾即席賦詩,帶來高潮。我也現場草就兩行,「秋日之葉 / 呼吸天空之綠」,作為今秋主持這場講座的心得給予回應。
 
 
Nhà thơ Hướng Dương đang thu âm. Ông được cho là người có giọng đọc và ngâm thơ hay nhất Đài Loan
 
Nhà thơ Hướng Dương chính là GS.TS Lâm Kỳ Dạng, Giám đốc Thư viện Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Bắc, "người khổng lồ của văn học Đài Loan". Ông sinh ngày 7/5/1955, quê thôn Quảng Hưng, xã Nai Lũng, huyện Nam Đầu, Đài Loan. Ông là một nhà văn đa biên, ngoài các tập thơ nổi tiếng, và văn xuôi, ông còn là nhà văn viết cho thiếu nhi, nhà phê bình văn hoá, nhà bình luận chính trị, trưởng ban biên tập, và là một học giả lớn. Ông có nhiều danh tính, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của văn học đương đại.
 
 
Lễ khai mạc Liên hoan Thơ Đài Bắc
 
Đặng Thân (sinh 1964) là nhà thơ song ngữ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam về tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Giới phê bình Việt Nam đánh giá ông là điển hình của văn học hậu-đổi mới, những tác phẩm của ông đã tạo ra bước ngoặt quan trọng bậc nhất về lối viết trong văn học Việt Nam. Báo chí nước ngoài thì nhận định: "In the literary circles he runs in, Dang is praised for his idiosyncratic prose and rebellious style." (Trong những dòng văn chương ông theo đuổi, Đặng Thân được ca ngợi nhờ có giọng văn rất độc đáo và phong cách nổi loạn).
 
Đặng Thân được cho là đại diện cho một chủ thể diễn ngôn hoàn toàn mới, vượt ra khỏi các chủ thể diễn ngôn "chiến thắng" và "chấn thương" từng có tại Việt Nam, mà có người gọi là "trào tiếu trang nghiêm". Điều đó đồng nghĩa với việc Đặng Thân đã tạo ra chủ thể lời nói mới, thể loại diễn ngôn mới và từ vựng mới. Mảng từ vựng ông dùng đều mang nghĩa rộng, nghĩa mở (connotation), khác với lối dùng từ độc điệu, đơn nhất (denotation) thường được sử dụng. Các tác phẩm nổi tiếng của ông: Ma Net (Truyện ngắn - Nhà xuất bản Văn Học, 2008); 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] (Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2011); Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung (Tiểu luận – chân dung - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2013); Không Hay (Thơ - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2014)...
 
Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc được Cục Văn hóa Đài Bắc tổ chức. Đây là liên hoan thơ được nhiều nhà thơ quốc tế nổi tiếng tham gia, trong đó có những nhà thơ lớn đã từng đến đây như: Derek Walcott hay Ko Un. Liên hoan thơ 2017 kéo dài từ 23/9 đến 8/10, có khẩu hiệu: "Thời đại chi nhãn, thành thị chi quang" (Đôi mắt thời đại, ánh sáng thành phố), với ý nghĩa rằng thi sỹ là đôi mắt của thời đại, và ý tưởng từ bộ phim "City Lights" (Ánh sáng thành phố) của Charlie Chaplin, cũng là tên của một hiệu sách ở San Francisco là đại bản doanh của các nhà thơ thế hệ Beat, để cùng tranh luận về ánh sáng và bóng tối.
 
Cùng với 30 nhà thơ quốc nội, thì trong các khách mời quốc tế năm nay, ngoài Đặng Thân (Việt Nam), liên hoan còn mời các nhà thơ rất uy tín khác như Kelly Tsai (Mỹ), Derek Chung (Hong Kong), Hirata Toshiko (Nhật), Efe Paul Azino (Nigeria), và Alessandro Bosetti (Italia). Các hoạt động chính tại Liên hoan Thơ gồm: trình diễn thơ, ngâm thơ, hát thơ, sắp đặt thơ... đặc biệt, liên hoan còn tổ chức nhà hát thơ (với Kelly Tsai) và "Hội đồng Lập hiến Thi nhân" rất thú vị. Điểm nhấn của Liên hoan Thơ lần này là các hội thảo: Cách mạng tình yêu (Efe Paul Azino); Không gian viết thơ (Hirata Toshiko); Thành phố, quê hương, và thơ (Derek Chung); Vẻ đẹp văn chương Việt Nam (Đặng Thân); cùng với nhiều hội thảo của các nhà thơ Đài Loan. Bên cạnh đó còn có nhiều cuộc triển lãm sách.
 
Trong hội thảo dành riêng cho nhà thơ Đặng Thân có tên gọi "Vietnam's Literary Beauty" (Vẻ đẹp văn chương Việt Nam), ông đã giới thiệu "100 năm văn học Việt Nam", trải khắp các giai đoạn: trước 1930, 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 - 2000, 2000 - nay. Ông đã dành hết thời gian để cố gắng giới thiệu những thành tựu của văn học Việt Nam với quốc tế, bỏ qua cả việc nói về văn thơ của chính mình. Về thơ, Đặng Thân đã nói rõ những thành tựu và các dòng thơ Việt trong 100 năm qua: thơ mới, thơ hiện đại, thơ miền Nam, thơ kháng chiến, thơ đổi mới...
 
Một số nhận xét thêm về nhà thơ Đặng Thân tại Liên hoan thơ Đài Bắc:
 
- Hứa Việt Như, hãng truyền thông Mirror Media: "Thật là kinh ngạc khi thấy hội thảo này có rất đông cử tọa và họ đã háo hức tham gia đồng sáng tạo để cùng làm thơ với diễn giả. Xin cảm ơn nhà thơ Đặng Thân đã giới thiệu văn học Việt Nam đến với Đài Loan."
 
- Hồ Đình Vũ, Ban điều hành Liên hoan Thơ Đài Bắc: "Thật sự vui mừng với sự có mặt của nhà thơ, anh đã đem đến cho chúng tôi một thời gian thật tuyệt vời."
 
 - Hồng Hồng, Trưởng ban điều hành Liên hoan Thơ Đài Bắc: "Thật vô cùng vinh hạnh cho chúng tôi đã được đón tiếp một nhà thơ ĐÍCH THỰC."
 
 
Nhà thơ Hướng Dương (thứ 2 phải sang) đang điều phối Hội thảo "Vẻ đẹp văn chương Việt Nam" tại Đài Bắc - 28/9/2017

 
Chủ đề của cuộc làm thơ phạc-nhiên do Đặng Thân đề xướng: mắt, ánh sáng, và mùa thu



Nhà thơ Đặng Thân mời các cử tọa cùng làm thơ phạc-nhiên trong 70 giây - Nhà thơ Hướng Dương đọc bài thơ vừa làm.


 
Kết quả cuộc chơi thơ phạc-nhiên



Nhà thơ Đặng Thân ký tặng sách sau hội thảo
 
Nhà thơ Hướng Dương (Đài Loan)
 

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/dang-than-la-kiet-tai-tho-viet-a11211.html