Hình vẽ chúa Trịnh Căn trong Trịnh gia chính phả
Năm Canh Tý 1600, Trịnh Tùng (1650 – 1723), lập ra Vương phủ, đặt các chức Tham tụng, Bồi tụng, Đô đốc trưởng phủ sư v.v… giúp mình cai trị đất nước. Mặc dù triều đình vẫn có vua Lê, các bộ, các viện như trước, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay Vương phủ (nhân dân thường gọi là phủ Chúa), vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền hành ngày càng bị mất hết, mọi chi tiêu đều dựa vào bổng lộc do chúa trịnh quyết định.
Đất nước ta lúc bấy giờ trên danh nghĩa có hai người đứng đầu, nhưng thực chất chúa Trịnh là người cai quản tất cả, và từ đó tính đến năm 1788, Án Đô Vương (Trịnh Bồng) bị sát hại và sau đó vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc nương tựa nhà Thanh, đã chấm dứt thời kỳ vua Lê – cháu Trịnh ở nước ta, và nếu tính từ khi Trịnh Tùng xưng làm chúa, đến thời kỳ Án Đô Vương, phủ chúa đã truyền nối tổng cộng được 11 đời chúa.
Trong 11 đời chúa Trịnh, chúa đầu tiên là Trịnh Tùng cũng có tuổi thọ khá cao là 73 tuổi, và nếu xét tuổi thọ của các đời chúa Trịnh thì vị chúa thứ 4 là chúa Trịnh Căn chính là người có tuổi thọ nhất với 76 tuổi.
Trịnh Căn sinh năm Quý Dậu 1633 và mất vào năm Kỷ Sửu 1709, thân sinh là chúa Trịnh Tạc. Năm Nhâm Thìn 1652, Trịnh Tạc sai Trịnh căn lãnh chứcTá quốc dinh phó đô tướng Thái Bảo phú Quận Công đem quân vào Nghệ An tăng cường cho Trịnh Toàn đang nắm giữ binh quyền ở Nghệ An, đồng thời cũng kiềm chế Trịnh Toàn. Đến năm Giáp Dần 1574, chúa Trịnh Tạc xin với vua Lê Thần Tông (1607 – 1662) phong cho Thế tử Trịnh Căn làm Nguyên soái, tước Nam Định Vương, nắm toàn quyền thay cha.
Năm Nhâm Tuất 1682 chúa Trịnh Tạc mất, Trịnh Căn được lập lên ngôi chúa, ông cũng là một vị chúa có tài cầm quân, lại có tiếng giỏi văn chương và biết trọng dụng nhân tài, sửa sang việc chính trị, mở mang văn hóa. Dưới thời chúa Trịnh Căn trị vì, chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đã tạm dừng, vì vậy mà tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài đi vào phát triển ổn định và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực
Về chính sách bang giao, chúa Trịnh Căn đã dùng chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước lân bang, đặc biệt là đối với nhà Thanh ở Trung Quốc. Chúa Trịnh Căn đã buộc nhà Thanh phải trả lại một số thôn ấp vùng biên giới, Trịnh Căn đã có ý thức đòi lại đất đai của dân tộc ta, đây cũng là một việc làm đáng được sử sách ghi nhận.
Cũng là người hay chữ, chúa Trịnh Căn đã cho chỉnh đốn lại việc thi cử, thế văn thi ở các khoa trường thi, và bắt đầu đặt các chức quân quản lãnh công việc ở Quốc Tử Giám. Làm sổ “tư tri” để quản lý mọi mặt ở các thôn xã trong nước thời bấy giờ.
Vào năm Kỷ Sửu 1709, sau 27 năm ở ngôi chúa, Trịnh Căn mất, hưởng thọ 76 tuổi, miếu hiệu là Chiêu Tố Khang Vương. Chúa Trịnh Căn còn để lại mọt tập thơ Nôm có tựa đề là Ngự Đề Thiên Hòa Danh Bách Vinh bao gồm hàng trăm bài thơ vịnh đủ loại, sau khi chúa Trịnh Căn mất, Trịnh Cương là người lên nối nghiệp ngôi chúa, và ông cũng là một vị chúa giỏi trong các đời chúa Trịnh.
Vương Quốc Hoa