Ban Cố - Nhà sử học nổi tiếng thời Đông Hán

Hán thư chính là bộ sách lịch sử quan trọng, nghiên cứu lịch sử nhà Tây Hán, với những tư liệu lịch sử tương đối phong phú. Hán thư đã thu thập, ghi chép lại các nhân vật từ truyền thuyết Thái Hạo đến Ngô Quảng khởi nghĩa chống lại nhà Tần năm 209 Trcn, và ghi chép cho đến hết thời kỳ nhà Tây Hán vào năm 08 sau Công nguyên khi đó Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra vương triều nhà Tân (08 – 25).


Ban Cố (32 -92), thân sinh là Ban Bưu, Ban Bưu làm nghề khảo cứu về lịch sử thời vua Hán Quang Vũ (6 Tr.cn – 57 sau Công nguyên. Từ nhỏ Ban Cố đã theo học văn học và lịch sử với Ban Bưu, chính vì vậy mà đến khi trưởng thành Ban Cố đã có một kiến thức học vấn rất uyên thâm.
 
Ban Cố thích nghiên cứu học thuyết của Bách gia (sử gọi là Bách gia tranh minh, chư tử phong khởi, nghĩa là có hàng trăm học phái tranh luận với nhau, các thầy nổi lên như ong, hay thường được gọi là Bách gia chư tử, nghĩa là hàng trăm học phái rất nhiều thầy của thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc từ năm 770 Tr.cn – 221 Tr.cn), và ông có một hoài bảo lớn là viết một bộ sử về Trung Quốc.
 
 Năm Ban Cố được 22 tuổi thì cha ông là Ban Bưu mất, Ban Cố liền quê và trong thời gian để tang cha, trên cơ sở “hậu truyền” tác phẩm của cha mình là Ban Bưu bổ xung cho “Sử ký” của Tư Mã Thiên 145 Tr.cn -86 Tr.cn), từ đó Ban Cố bắt đầu viết Hán thư.
 
Năm 55 sau Công nguyên, Ban Cố bắt đầu viết Hán thư. Năm 57, Hán Quang Vũ mất, Lưu Trang (28 -75) lên nối ngôi, hiệu là Hán Minh Đế. Hán Minh Đế cũng là một vị vua anh minh đầu thời nhà Đông Hán, ông vua này cũng chăm lo đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy mà Hán Minh Đế đã cho triệu Ban Cố về triều, và phong cho Ban Cố làm Lan Đại Lệnh Sử, tiếp tục  biên soạn bộ sử mà cha ông là Ban Bưu đang làm dở, đó là bộ Hán thư.
 
Bộ Hán thư ghi chép về lịch sử thời kỳ nhà Tây Hán (từ năm 206 Tr.cn – 08 sau Công nguyên), nhờ có kiến thức và học vấn uyên thâm, nên công việc này đối với Ban Cố không khó lắm. Ông suốt ngày cắm cúi bên bàn viết, dốc hết lòng vào việc viết Hán thư. Thực ra thì đó cũng là việc mong muốn của cha ông còn đang dang dở, đồng thời đây cũng chính là hoài bảo của Ban Cố, nên ông tập trung làm việc một cách hết sức nghiêm túc.
 
Chính vì suốt ngày làm việc nghiêm túc và chăm chỉ, cho nên chỉ sau mấy năm viết lách, Ban Cố đã hoàn thành bộ sách Hán thư. Đây là một bộ sách có ảnh hưởng khá lớn trong lịch sử Trung Quốc, sách dùng thể loại  truyện ký, ghi lại lịch sử đồng đại thời kỳ nhà Tây Hán, bao gồm 100 thiên, trong đó có 12 thiên ký, 8 thiên biểu, 10 thiên chí và 70 thiên truyện.
 
Hán thư chính là bộ sách lịch sử quan trọng, nghiên cứu lịch sử nhà Tây Hán, với những tư liệu lịch sử tương đối phong phú. Hán thư đã thu thập, ghi chép lại các nhân vật từ truyền thuyết Thái Hạo đến Ngô Quảng khởi nghĩa chống lại nhà Tần năm 209 Trcn, và ghi chép cho đến hết thời kỳ nhà Tây Hán vào năm 08 sau Công nguyên khi đó Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra vương triều nhà Tân (08 – 25).
 
Trong Hán thư còn  có “Chí” (điều ghi nhớ của Hán thư) đặc biệt được coi trọng, đây là tài liệu nghiên cứu khoa học tự nhiên. “Chí” của Hán thư có quy mô to lớn, nội dung phong phú, có đổi mới về biên mục, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, vì vậy mà Hán thu được người đời sau tôn vinh.
 
Nhưng chính vì Hán thư quá tuyệt như vậy, cho nên sau khi Hán thư hình thành, trong triều đình lúc bấy giờ cũng có không ít người ghen ghét với tác giả của nó là Ban Cố. Tuy nhiên lúc đó vua Hán Minh Đế còn sống nên không ai làm gì được Ban Cố. Năm 75 vua Hán Minh Đế mất, Lưu Đát (58 – 88) lên nối ngôi, hiệu là Hán Chương Đế. Vua Hán Chương Đế vẫn trọng dụng Ban Cố, và còn phong cho Ban Cố làm quan to trong triều.
 
Đến năm 88, vua Hán Chương Đế mất, Lưu Triệu (79 – 105) lên nối ngôi, hiệu là Hán Hòa Đế. Hán Hòa Đế lên làm vua, nhưng lúc đó nhà vua còn nhỏ, mới được 9 tuổi, vì vậy mà Hoàng hậu Lương Quý nhân đã buông rèm nhiếp chính. Cũng từ đó, bọn ngoại thích (họ bên ngoại của vua) bắt đầu chuyên quyền, và bọn ngoại thích này rất ghen ghét Ban Cố. Bởi vì Ban Cố hay ghi chép các sự việc lịch sử diễn ra trong thời gian đó.
 
 Trong việc ghi chép đó của Ban Cố có ghi đúng sự thật  lịch sử, vì vậy có đụng chạm đến  một số ngoại thích chuyên quyền, chính vì vậy mà bọn ngoại thích này bắt đầu ghen ghét và tìm cách hãm hại Ban Cố. Cuối cùng Ban Cố đã bị bọn ngoại thích bắt giam tống ngục, do không chịu được sự tra tấn dã man của bọn ngoại thích, với lại ở trong ngục khổ sở, nên Ban Cố đã nhanh chóng chết ở trong ngục, sự kiện trên diễn ra vào năm 92, Ban Cố chết hưởng thọ được 60 tuổi.
 
Như vậy, Ban Cố đã làm quan trải qua 4 đời vua thời kỳ đầu của nhà Đông Hán, và trong những năm làm quan đó, ông đã có đóng góp công lớn cho triều đình đó là viết hoàn chỉnh bộ Hán thư. Về sau này trong lịch sử Trung Quốc, bộ sách Hán thư này có giá trị và có tầm ảnh hưởng khá lơn. Hán thư còn được người đời sau tôn vinh như bộ “Sử ký” của tác giả Tư Mã Thiên vậy.

Vương Quốc Hoa

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/ban-co-nha-su-hoc-noi-tieng-thoi-dong-han-a11093.html