Vị vua tại vị ngắn ngày nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Như vậy vua Dục Đức mới làm vua được đúng 3 ngày đã bị phế truất, mọi việc trong triều lúc đó đều do Tôn thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết định cả, các quan trong triều không ai dám phản đối. Tôn thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường liền lập Hồng Dật (em trai vua Tự Đức) lên làm vua. Hồng Dật lên làm vua, đặt niên hiệu là Hiệp Hòa.


Dực Đức, tên là nguyễn Phúc Ư ng Chân, sinh năm Quý Sửu 1853, mất năm Quý Mùi 1883, Nguyễn Phúc Ưng Chân là con thứ 4 của vua Thiệu Trị (1807 – 1847).
 
Vua Tự Đức (1829 – 1883) có rất nhiều cung tần mỹ nữ, nhưng không có người con nào, nên nhà vua liền nhận 3 người con của anh mình làm con nuôi. Ba người con nuôi đó là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng.
 
Trong số 3 người con nuôi trên, vua Tự Đức thương yêu Ưng Đăng hơn cả, nhưng vì việc kế vị ngai vàng cần con trưởng, nên buộc long vua Tự Đức phải chọn Ung Chân làm người kế vị.
 
Trong con mắt của vua Tự Đức thì Ưng Chân có nhiều tật xấu như tính hiếu dâm, tâm tính xấu, mắt có tật v.v… Trước khi mất, vua Tự Đức đã có di chiếu nhường ngôi cho Ưng Chân, và trong di chiếu, vua Tự Đức có cho ghi các tật xấu của Ưng Chân, sở dĩ vua Tự Đức làm như thế là vì nhà vua muốn răn đe Ưng Chân phải sửa chữa nhiều mới tiếp được “ngôi trời” cai trị đất nước. Vua Tự Đức còn cử Trần Tiễn Thành, Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tường làm phụ chánh đại thần.
 
Trong di chiếu của vua Tự Đức có rất nhiều đoạn bất lợi cho Ưng Chân, cho nên trước khi đăng quang ngôi Hoàng đế, Ưng Chân đã bàn với ba vị đại thần trên là sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu trong lễ đăng quang ngôi Hoàng đế của mình.
 
 Nhưng trong ba vị đại thần ấy chỉ có Trần Tiễn Thành là người thuận theo ý của Ưng Chân. Chính vì vậy, ngày đọc di chiếu của vua Tự Đức, đọc đến đoạn nói về tật xấu của Ưng Chân, Trần Tiễn Thành liền hạ giọng xuống hầu như không ai nghe rõ. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nổi giận, sai Nguyễn Trọng Hợp đọc lại di chiếu, rồi chia quân túc vệ canh gác trong ngoài thành nghiêm ngặt, lại ra lệnh bắt 10 người thân tín của Ưng Chân, trong số đó có Nguyễn Như Khuê. Tuy nhiên Ưng Chân vẫn lên ngôi Hoàng đế, và đặt niên hiệu là Dục Đức.
 
Hai ngày sau, tại buổi thiết triều, có đông đủ hoàng thân quốc thích và các quan đại thần, phụ chánh đại thần là Nguyễn Văn Tường đã đứng lên tuyên cáo phế truất vua Dục Đức vì 4 tội sau đây:  Thứ nhất là tội muốn sửa lại di chiếu; Thứ hai là tội có tang mà mặc quần áo màu; thứ ba là tội hư hỏng, ăn chơi gian dâm với các cung nữ của Tiên đế; thứ tư là tội đưa một giáo sỹ vào làm việc cho mình.
 
Nghe cáo phế truất vua Dục Đức, triều thần ngơ ngác, không ai dám có ý kiến gì, duy chỉ có Phan Đình Phùng (1847 – 1895) lúc đó đang làm Ngự sử đứng lên phản đối, liền bị Tôn Thất Thuyết bắt giam, cách chức, sau đó đuổi về quê.
 
Tờ hạch tội vua Dục Đức được dang lên Hoàng Thái hậu Từ Dũ và xin lập người khác lên thay. Hoàng Thái hậu Từ Dũ truyền rằng: “Tiên đế cũng đã biết các tật xấu của người mà ngài chỉ định kế vị và hết sức lo lắng, song sở dĩ phải chọn Hoàng tử vì tình hình thù trong giặc ngoài đe dọa, cần có vua đã trưởng thành cầm quyền triều chính, nhưng bởi ông Hoàng ấy không bỏ được tính xấu, nên cần thay thế”.
 
Như vậy vua Dục Đức mới làm vua được đúng 3 ngày đã bị phế truất, mọi việc trong triều lúc đó đều do Tôn thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết định cả, các quan trong triều không ai dám phản đối. Tôn thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường liền lập Hồng Dật (em trai vua Tự Đức) lên làm vua. Hồng Dật lên làm vua, đặt niên hiệu là Hiệp Hòa.
 
Còn bản thân vua Dục Đức sau khi bị phế truất liền bị tống giam vào một cái phòng kín vừa được cấp tốc xây lên ngay trong điện của mình. Ông vua bị thất sủng này sống những ngày còn lại cực kỳ bi thảm, ăn uống đói kém, thiếu cơm, thiếu nước, bị bỏ đói. Có người lính gác thương tình chủ cũ, hàng ngày đút cho một nắm cơm nhỏ. Dục Đức sống thoi thóp được gần 1 tháng thì chết, hưởng dương được đúng 30 tuổi.
 
Thảm hại hơn là xác Dục Đức chỉ được bó trong một  manh chiếu nhỏ để mang đi chôn, đoàn đưa đám chỉ có hai người lính khiêng, và một tên xuất đội dẫn đi trong đêm mưa khuya gió. Xác Dục Đức được vùi trên một quả đồi, ba ngày sau, vợ con Dục Đức biết tin, mới làm lễ cho người quá cố.
 
Về sau này, người con trai thứ 7 của Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân (1879 – 1954) lên làm vua vào năm 1789, niên hiệu là Thành Thái. Hơn 10 năm sau khi lên làm vua, Thành Thái mới khôi phục lại đế hiệu cho cha mình là Dục Đức, đế hiệu là Cung tôn huệ Hoàng đế, và cho xây dựng lăng, xây nhà thờ cho vua Dục Đức. Hiện nay nhà thờ và lăng vua Dục Đức vẫn còn ở vùng An Cựu bên bờ nam sông Hương.
 
Vương Quốc Hoa

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/vi-vua-tai-vi-ngan-ngay-nhat-trong-lich-su-phong-kien-viet-nam-a10871.html