Huyền bí 500 ngôi mộ cổ ở núi A Man: Cần thiết bảo tồn để lưu giữ ký ức

Tháng 6/1800, chúa Nguyễn Ánh cử tướng Nguyễn Đức Xuyên đem quân đánh Phú Yên. Danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu cử Đại đô đốc Đào Cổng Giản đem quân hổ hầu (tinh nhuệ nhất) vào Phú Yên hợp với tướng Phạm Văn Điềm phòng thủ Phú Yên.

Chúa Nguyễn Ánh huy động tinh binh mãnh tướng tiến công Phú Yên, thế trận giằng co rất ác liệt. Tháng 3 và tháng 4/1801, Tham đốc Tây Sơn Phạm Văn Điềm phản công, làm chủ đất Phú Yên. Tháng 7/1801, chúa Nguyễn Ánh huy động đại quân từ Phú Xuân tiếp cứu Nguyễn Văn Thành ở Phú Yên, đánh bại quân Tây Sơn, hoàn toàn làm chủ đất Phú Yên.

Trong 8 năm (1793-1801), Phú Yên là chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc tương tranh giữa hai lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Chiến trường trọng tâm là cửa biển Xuân Đài, dọc dòng sông Cái và Bảo (đồn đắp bằng đất) LaThai (La Hai). Phú Yên thay ngôi đổi chủ liên tục giữa hai lực lượng tương tranh. Trong các trận chiến khốc liệt đó, các tướng tá của chúa Nguyễn Ánh tử trận đã được bí mật chôn cất trên núi A Man soi xuống dòng sông Cái, đầu hướng về Nam để vọng về nhà vua và căn cứ địa ở Gia Định, Diên Khánh. Đại bộ phận tướng tá bỏ mình được xây mộ hình yên ngựa là phương thức cách điệu da ngựa bọc thây ở sa trường. Đây cũng chỉ là giả thuyết có những luận cứ đáng tin cậy. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Phú Yên đang trình cấp có thẩm quyền mời các nhà khoa học của Cục Di sản văn hóa, Viện Khảo cổ, Viện Dân tộc học, Viện Lịch sử, Viện Hán Nôm và Hội Khoa học Lịch sử VN… về khu mộ cổ lớn nhất Việt Nam để khảo sát khu mộ cổ và có kết luận khoa học để giải mã đầy đủ những thông tin về 500 ngôi mộ cổ này.

Giải mã di tích khảo cổ 500 ngôi mộ cổ trên núi A Man để làm sáng tỏ các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh…Trước mắt cần tôn tạo các ngôi mộ, tạo một điểm hấp dẫn cho du khách và bà con địa phương đến chiêm bái một di tích văn hóa, lịch sử và tâm linh độc đáo của Phú Yên.




Nhà báo Phan Thanh Bình, Tổng thư Hội KHLS Phú Yên giới thiệu về 500 ngôi mộ cổ với các lãnh đạo tỉnh và người phát tâm tu bổ gìn giữ khu mộ này, ông Đặng Đức Nghĩa - Thường trực Đặng tộc Việt Nam - Chủ tịch họ Đặng Phú Yên.

Đây là di tích khảo cổ về văn minh mộ táng của tiền nhân có giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đặc biệt là văn hóa tâm linh. 500 ngôi mộ cổ này tập trung phía sau chùa Châu Lâm, liền kề với Minh Bia Hòa thượng Liễu Quán (1667 – 1742) vị cao tăng người làng Quảng Đức mở ra thiền phái Phật giáo xứ Đàng Trong (từ Quảng Bình trở vào) thế kỷ 18. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc - tâm linh khu vực chùa Châu Lâm bao gồm chùa cổ Châu Lâm, Minh bia Hòa thượng Liễu Quán và 500 ngôi mộ cổ có giá trị đặc biệt trong tiến trình lịch sử hơn 400 năm của tỉnh Phú Yên.

Sau ngày tái lập tỉnh, nhà nghiên cứu Phan Đình Phùng – Ủy viên Ban chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Phú Yên cùng giáo sư Trần Quốc Vượng đã dày công nghiên cứu các ngôi mộ cổ trên núi A Man. Các nhà nghiên cứu tại Phú Yên đã kế tục thành quả này và tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm và đã công bố thành quả nghiên cứu bước đầu trong “Địa chí Phú Yên”, “Lịch sử huyện Tuy An”, “Đặc trưng văn hóa đá Phú Yên”… Tháng 4/2017, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV8) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Phú Yên thực hiện bộ phim phóng sự “Bí ẩn những ngôi mộ cổ” trên núi A Man (thôn Quảng Đức, xã An Thạch).

Sau khi Đài truyền hình Việt Nam và Báo Phú Yên thông tin về 500 ngôi mộ cổ  trong khu vực chùa Châu Lâm. Các bậc chân tu và Ni sư trụ trì chùa Châu Lâm cùng nhiều tấm lòng hậu thế có nguyện vọng lập một đàn tràng cúng tế các vị tiền nhân yên nghỉ dưới chân núi A Man, sau lưng chùa Châu Lâm đã nhiều thế kỷ mộ phần bị bỏ hoang nhang tàng, khói lạnh.

n Ngọc Phước 1, xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa – người tiên phong cùng bà con xã Bình Ngọc trùng  tu đình làng Ngọc Lãng và 3 ngôi miếu cổ Tây Lý, Trung Lý, Đông Lý… ở xã Bình Ngọc), Đặng Đức Nghĩa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đặng tộc Việt Nam – người có 15 năm đóng góp nhiều tâm sức tài lực đóng góp cho Đặng tộc Phú Yên và cả nước), Trương Tấn Hổ, Đặng Duy Tân phát tâm thiện nguyện đề nghị Hội Khoa học Lịch sử  Phú Yên cùng chùa Châu Lâm tổ chức lễ cúng tiền nhân yên nghỉ ở núi A Man vào ngày chủ nhật 25/6/2017 (mồng hai tháng sáu âm lịch).

Rất nhiều đại biểu, bà con địa phương và du khách đã đến núi A Man dự đại lễ trai đàn, chiêm bái một di tích lịch sử, văn hóa và tâm linh độc đáo của tỉnh Phú Yên, một trong những điểm đến rất hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh.

Bảo tồn, tôn tạo và cả trùng tu khu mộ cổ lớn nhất nước ở núi A Man là một trong những việc làm thiêng liêng, thiết thực để lưu giữ ký ức quan trọng của tiến trình lịch sử Phú Yên.


Phan Thanh

Nguồn: baodulich.net.vn

Link nội dung: https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/huyen-bi-500-ngoi-mo-co-o-nui-a-man-can-thiet-bao-ton-de-luu-giu-ky-uc-a10740.html